(HBĐT) - Hiện nay, nhiều diện tích trồng cây có múi như cam, quýt, chanh, bưởi… đang trong thời kỳ phát triển quả, ra lộc hè - thu. Đây là thời kỳ quan trọng cần chú ý phòng trừ các đối tượng sâu, bệnh hại. Theo ghi nhận từ nhiều địa phương, một số đối tượng đã phát sinh và đang bắt đầu gây hại trên cây ăn quả như bệnh ghẻ sẹo, bệnh chảy gôm, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, ruồi đục quả… Diễn biến này đòi hỏi người nông dân cần chủ động triển khai các biện pháp phòng trừ, đảm bảo điều kiện sinh trưởng, phát triển tốt cho vườn cây có múi.

 

Gần 1 tháng nay, vườn bưởi đào của gia đình ông Bùi Văn Cọt, xã Phú Lương (Lạc Sơn) xuất hiện sâu vẽ bùa gây hại trên các búp lộc non. ông cho biết: Sâu nở ra ăn các lớp biểu bì trên lá, tạo thành các lớp ngoằn ngoèo có phủ sáp trắng. Đây là loài sâu hại làm giảm khả năng quang hợp của cây, ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng, đồng thời tạo ra những vết thương cơ giới, là cơ hội để bệnh loét xâm nhập. Chính vì vậy, ngay sau khi phát hiện có sự phá hoại của sâu vẽ bùa, ông Cọt đã chủ động phòng trừ bằng cách tỉa cành, tạo tán cho thông thoáng, tăng cường tưới nước và bón phân để cây ra lộc tập trung. Nếu trong thời gian tới, sâu vẽ bùa vẫn tiếp tục gây hại ông sẽ phun thuốc trừ sâu vào đúng đợt cây ra lộc non mới để đảm bảo hiệu quả phòng trừ.

 

 

Người dân xã Thanh Hối (Tân Lạc) sử dụng bẫy để diệt ruồi đục quả - đối tượng đang gây hại trên cây bưởi thời kỳ phát triển quả.

 

Theo ghi nhận của Trạm Trồng trọt và BVTV các huyện: Yên Thủy, Lạc Thủy, Cao Phong, Tân Lạc, sâu vẽ bùa hại lộc đang xuất hiện trên cây ăn quả với tỷ lệ hại phổ biến 0,5 – 1% số lá, lộc non; một số nơi có tỷ lệ hại cao 5 – 8% số lá, lộc non. Ngoài ra, đáng chú ý còn có các đối tượng sâu, bệnh hại khác như bệnh ghẻ sẹo (gây hại tỷ lệ phổ biến 0,5 – 1% số lá, quả; cao 3 – 5% số lá, quả; bệnh cấp 1 – 5), bệnh chảy gôm (gây hại rải rác, tỷ lệ hại trung bình 0,5 – 1% số cành, quả; cao 1 – 3% số cành, quả), nhện đỏ (tỷ lệ hại phổ biến 0,5 – 1% số lá, quả; cao 3 – 4% số lá, quả), sâu đục thân, sâu đục quả, bọ xít xanh... gây hại nhẹ, rải rác. Dự báo trong thời gian từ nay đến cuối tháng 8, các đối tượng chính tiếp tục gây hại trên vườn cây có múi là bệnh ghẻ sẹo, bệnh loét, sâu vẽ bùa, rệp, nhện đỏ… Trong điều kiện thời tiết nóng ẩm như hiện nay cần chú ý bệnh thán thư, đốm nâu, vàng lá, thối rễ… Đặc biệt, vào giai đoạn cây phát triển quả, các bệnh đốm đen, thối quả và ruồi đục quả có nhiều nguy cơ phát sinh gây hại mạnh.

 

Trước diễn biến trên, Chi cục Trồng trọt và BVTV đã ban hành các văn bản khuyến cáo và hướng dẫn biện pháp phòng trừ đối với một số đối tượng dịch hại. Chi cục cũng lưu ý: Phòng trừ sâu, bệnh hại trên cây có múi cần tuân thủ nguyên tắc phòng trừ tổng hợp (IPM) bằng các biện pháp vệ sinh vườn, cắt tỉa, sử dụng các thiên địch, canh tác… và chỉ sử dụng hóa chất bảo vệ khi sâu, bệnh đạt quá mức cho phép. Riêng đối với các bệnh do virus và siêu vi khuẩn phải chủ động phòng bằng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp chứ không chữa trị được bằng các loại thuốc hóa học, bắt đầu từ khâu nhân giống sạch bệnh tới các kỹ thuật canh tác, vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ môi giới truyền bệnh… Bệnh virus phổ biến đối với cam, quýt, bưởi là bệnh greening (bệnh vàng lá gân xanh), bệnh tristeza (bệnh tàn lụi). Triệu chứng bệnh xuất hiện trên cây có múi rất đa dạng. Cây thường nhiễm nguồn bệnh vào mùa nắng nhưng sang mùa mưa bệnh mới thể hiện triệu chứng nặng. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, các địa phương có diện tích cây có múi cao như Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lương Sơn… cần chủ động triển khai các biện pháp quản lý dịch bệnh để hạn chế thấp nhất khả năng phát sinh và lây lan gây hại của các đối tượng nguy hiểm này.

 

 

                                                                   Thu Trang

 

 

Các tin khác


Huyện Lạc Thuỷ huy động trên 137 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, trong quý I/2024, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là 137,3 tỷ đồng.

Huyện Mai Châu chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Thời tiết đang chuyển sang nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi.

Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục