(HBĐT) - Trong những năm qua, các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách và triển khai các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển du lịch huyện (HBĐT) - Mai Châu, đạt những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, du lịch huyện Mai Châu phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, đối chiếu với 4 tiêu chí để được công nhận là điểm du lịch quốc gia quy định tại Điều 7, Nghị định số 92, ngày 1/6/2007 của Chính phủ, du lịch huyện Mai Châu mới đạt 2 tiêu chí là: Có tài nguyên du lịch hấp dẫn; có khả năng đáp ứng phục vụ 10 vạn lượt khách /năm. Hiện còn thiếu các tiêu chí về: Hạ tầng giao thông; các khu vệ sinh công cộng, hệ thống phòng cháy, chữa cháy, hệ thống cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, thu gom, xử lý rác thải, dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ khác đáp ứng nhu cầu khách du lịch.

 

Để du lịch huyện Mai Châu có bước phát triển xứng tầm trong thời gian tới, BTV Tỉnh ủy vừa ban hành Nghị quyết số 06 về xây dựng huyện Mai Châu trở thành điểm du lịch quốc gia vào năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu chung là huy động tối đa nguồn lực từ các cấp, các ngành và toàn xã hội tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, xây dựng sản phẩm du lịch có chất lượng, khả năng cạnh tranh cao. Tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch; phát huy giá trị các di tích, danh lam thắng cảnh; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; quan tâm sản xuất nông nghiệp sạch; bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch. Quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, kết nối với các khu du lịch trong và ngoài tỉnh để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Phấn đấu xây dựng huyện Mai Châu đạt các tiêu chí là điểm du lịch quốc gia vào năm 2020.

 

Theo đó, BTV Tỉnh ủy đề ra nhiệm vụ trọng tâm: Huy động nguồn lực từ các cấp, các ngành và toàn xã hội đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch theo định hướng của Quy hoạch phát triển điểm du lịch quốc gia Mai Châu t?m nhìn đến năm 2030; đến năm 2020, du lịch huyện Mai Châu đạt đủ các tiêu chí của điểm du lịch quốc gia. 

 

Tập trung các giải pháp thu hút đầu tư phát triển hạ tầng du lịch; nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách đặc thù, ưu đãi kêu gọi đầu tư, thực hiện các giải pháp quản lý và triển khai thực hiện có hiệu quả quy hoạch phát triển điểm du lịch quốc gia.

 

Xây dựng cơ chế hỗ trợ các nhà đầu tư về đất đai, giải phóng mặt bằng, quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch, đào tạo nguồn nhân lực.

 

Huy động các nguồn lực hỗ trợ công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch có chất lượng; ưu tiên đào tạo lao động du lịch cho con em các dân tộc của địa phương.

 Huy động các nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, danh lam, thắng cảnh, sản xuất nông nghiệp sạch; khôi phục lễ hội và các làng nghề thủ công truyền thống của địa phương phục vụ du lịch.

 

Tăng cường công tác QLNN đối với hoạt động đầu tư, phát triển điểm du lịch quốc gia; xây dựng trung tâm thông tin tư vấn cho các nhà đầu tư nghiên cứu phát triển du lịch...

 

Để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, BTV Tỉnh ủy xây dựng 5 giải pháp chủ yếu, bao gồm:  Các giải pháp về cơ chế, chính sách huy động vốn đầu tư; Các giải pháp về QLNN trong phát triển du lịch; Các giải pháp phát triển các ngành dịch vụ khác và công nghiệp phụ trợ cho du lịch; Các giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức xã hội về phát triển du lịch; Các giải pháp về đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch.

 

 

                                                                                             P.V

 

Các tin khác


Duy trì sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ nông sản

Trong 5 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước ước đạt 20,26 tỷ USD.

Người dân xã Đa Phúc ấm no từ trồng mía

(HBĐT) -Dọc trên những con đường bê tông liên thôn, xóm tại xã Đa Phúc (Yên Thủy) là những ruộng mía bạt ngàn. Nông dân hồ hởi chăm sóc đảm bảo thu hoạch đúng khung thời vụ. Trong 2 - 3 năm trở lại đây, giá mía ở mức 6.000 - 8.000 đồng/cây, thị trường tiêu thụ ổn định. Cây mía đã trở thành cây trồng mũi nhọn giúp bà con nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững.

Sản lượng thủy sản thu hoạch ước đạt 6,14 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định. Trong đó, nuôi cá lồng bè trên hồ sông Đà diễn ra thuận lợi, cá phát triển tốt, các chỉ số môi trường tương đối ổn định, không có ổ dịch lớn xảy ra. Hiện, tổng diện tích nuôi cá ao, hồ toàn tỉnh đạt 2.698 ha với 4.900 lồng nuôi cá, tăng 200 lồng so với cùng kỳ.

Tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 1.028,4 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Cục Thống kê, trong tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh ước đạt 1.028,4 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 3,19%, so với cùng kỳ năm trước tăng 33,5%.

Nhận diện rào cản trong hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, cải thiện chỉ số PCI

(HBĐT) - Khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp (DN) thời gian qua rất rõ ràng, điều này trực tiếp phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh trong quý I/2023 ước đạt 3,88%. Đồng thời ảnh hưởng đáng kể đến cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hòa Bình. Nhận diện sớm và kịp thời đưa ra các giải pháp đồng bộ, thiết thực là nhiệm vụ cấp bách của tỉnh. 

Nâng cao trách nhiệm trong giải ngân vốn đầu tư công

Để chấn chỉnh tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn. Thực tế cho thấy, nơi nào lãnh đạo cấp ủy, chính quyền nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực vào cuộc thì việc triển khai các dự án vốn đầu tư công có chuyển biến tích cực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục