(HBĐT) - Cách trung tâm huyện Đà Bắc hơn 20 km, Tân Minh là xã thuộc vùng 135, đời sống của bà con còn nhiều khó khăn. Sau giai đoạn bắt tay vào xây dựng NTM, cơ sở hạ tầng thiết yếu từng bước được xây dựng đã tạo “đòn bẩy” giúp bộ mặt nông thôn ở xã nghèo có bước chuyển biến tích cực.

 

Trồng rừng là một trong những hướng đi hứa hẹn đem lại thu nhập cao để bà con xã Tân Minh (Đà Bắc) từng bước xây dựng NTM. ảnh: ông Hà Văn Anh, xóm Diều Nọi chăm sóc vườn keo lai của gia đình.

 

Xã Tân Minh có 948 hộ, trên 80% là dân tộc Tày. Dân cư của xã phân bố ở 10 xóm. Ngoài một số xóm nằm ven tỉnh lộ 433, các xóm còn lại phân bố dọc theo các sườn đồi nên giao thông còn nhiều trắc trở. Đồng chí Lò Văn Đội, Phó Chủ tịch UBND xã  Tân Minh cho biết: Sau 5 năm triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, cán bộ và nhân dân trong xã đã nhận thức đúng đắn về chương trình này. Minh chứng là sự chủ động trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, áp dụng KH-KT vào sản xuất, đồng thời, tích cực hiến đất, hiến cây cối và đóng góp ngày công khi được huy động.

 

Cùng đồng chí Xa Kế Toại, cán bộ Văn phòng UBND xã Tân Minh, chúng tôi đến xóm Diều Nọi, cách trung tâm xã 10 km. Đường vào Diều Nọi phải qua xóm Diều Bồ. Những đoạn đường bê tông đang được thi công với niềm vui hiện rõ trên bước đi tới trường của các em học sinh nơi đây. “Tuyến này (từ xóm Mít, qua Diều Bồ, đến Diều Nọi) đã được xây dựng một đoạn. Những đoạn còn lại đã có kế hoạch xây dựng, dự kiến hết năm nay, tất cả các xóm trên địa bàn xã sẽ có đường bê tông đến trung tâm”, đồng chí Toại cho biết.

 

Với thông tin, trong thời gian tới, đường vào xóm sẽ được bê tông hóa, đồng chí Hà Văn Anh, Bí thư chi bộ xóm Diều Nọi phấn khởi: “Diều Nọi có 129 hộ, phân bố rải rác thành 7 KDC. Bao năm qua, bà con trăn trở về vấn đề giao thông, nhất là trong mùa mưa, bão. Do đó, bà con luôn nhiệt tình hưởng ứng, sẵn sàng hiến đất, ngày công để có con đường thuận tiện cho việc đi lại và giao lưu hàng hóa”. Còn về phát triển kinh tế, đồng chí Bí thư chi bộ cho biết: Trong vài năm trở lại đây, bà con đã tập trung cải tạo vườn tạp. Nhiều diện tích trước đây trồng lúa nương, ngô, sắn, nay chuyển sang trồng keo lai, xoan và bồ đề. Trong chu kỳ khai thác đầu tiên, nhiều hộ đã có thu nhập khá. Các diện tích đã khai thác đều được trồng mới và nhân rộng. Nhờ chương trình xây dựng NTM, hệ thống thủy lợi của xóm cơ bản được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất.

 

Không chỉ ở xóm Diều Nọi mới phát triển trồng rừng, tính đến nay, Tân Minh có trên 300 ha rừng trồng, dự kiến, đến năm 2017 có thêm 170 ha được trồng mới. “Nhờ trồng rừng, ở kỳ khai thác vừa rồi, có hộ thu được trên 300 triệu đồng. Đây là con số lớn đối với thu nhập của bà con, là động lực để Tân Minh chú trọng vào trồng rừng, coi đây là một hướng đi chủ lực để nâng cao thu nhập cho người dân. Ngoài ra, xã cũng tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm để tận dụng điều kiện tự nhiên và nguồn thức ăn có sẵn”, đồng chí Lò Văn Đội, Phó Chủ tịch UBND xã nhấn mạnh.

 

Qua số liệu thống kê của UBND xã Tân Minh, ở hầu hết các xóm đều xuất hiện những điển hình có thu nhập ổn định từ chăn nuôi lợn. Đó là các hộ: Nguyễn Thị Điều (xóm Diều Nọi), Hà Văn Quân (xóm Diều Bồ), Xa Văn Bằng (xóm Tát), Xa Viết Xuân (xóm Diều Bồ)… Có thể thấy, sự chủ động trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi ở Tân Minh đang mang lại những tín hiệu khả quan, tận dụng được lợi thế, tiềm năng để phát triển. Tuy nhiên, với 11 tiêu chí hoàn thành, thu nhập bình quân 14 triệu đồng/người/ năm, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều lên tới 69% thì hành trình xây dựng NTM ở Tân Minh vẫn còn không ít khó khăn, thử thách. Ngoài sự nỗ lực, chính quyền và người dân xã vùng 135 này mong muốn được các cấp, ngành quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu như: điện, đường giao thông và các chi trường  mầm non.

 

                                                                            

 

                                                                          Viết Đào

 

 

 

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục