(HBĐT) - Tháng 6/2016, tổ chức GNI (Hàn Quốc) khảo sát, đánh giá điều kiện tự nhiên 4 xã vùng cao của huyện Tân Lạc gồm Quyết Chiến, Lũng Vân, Nam Sơn, Ngòi Hoa, từ đó lựa chọn 2 xã có khí hậu, thổ nhưỡng tương đồng, phù hợp là Quyết Chiến, Lũng Vân để viện trợ nông dân trồng thử nghiệm các giống rau Hàn Quốc. Mô hình được thực hiện thành công đã mở ra hướng đi mới trong sản xuất rau an toàn, khai thác tiềm năng phát triển kinh tế về nông nghiệp, đặc biệt là về các loại rau ở vùng cao.

 

Anh Bùi Văn Hiều, nông dân xóm Biệng, xã Quyết Chiến (bên phải) khoe ruộng củ cải Hàn Quốc trồng thử nghiệm có trọng lượng trên, dưới 2 kg/củ.

 

Chúng tôi gặp anh Bùi Văn Hiều, nông dân xóm Biệng, xã Quyết Chiến trong lúc anh đang tất bật thu hoạch trên diện tích rau trồng theo phương pháp an toàn cung ứng cho thương lái. Anh Hiều bộc bạch: “Làm rau theo kỹ thuật chuyển giao của người Hàn Quốc nhọc nhất là khâu làm đất, nông dân phải vất vả hơn so với sản xuất rau thông thường. Tuy nhiên khi bước vào thời kỳ chăm sóc cơ bản là nhàn. Về phân bón, chúng tôi dùng phân chuồng hoai mục. Nhờ nguồn nước tưới tiêu thuận lợi, thời tiết khí hậu ôn đới phù hợp nên cây rau phát triển nhanh. Tham gia mô hình, GNI hỗ trợ chúng tôi về cây giống, kỹ thuật, vốn quay vòng, tập huấn bảo vệ môi trường trong suốt 3 tháng  triển khai, từ lúc xuống giống vào tháng 7 đến thời kỳ thu hoạch từ tháng 10”.

 

Sau 90 ngày gieo trồng, chăm sóc các giống rau, củ, quả nguồn gốc từ Hàn Quốc, các hộ tham gia mô hình đang phấn khởi đón kết quả vụ trồng đầu tiên không những cho sản lượng cao, chủng loại giống phong phú mà còn đảm bảo chất lượng rau, củ, quả an toàn. Mỗi củ cải có trọng lượng trên, dưới 2 kg chắc nịch, cà chua sai quả, căng mọng đang chuyển sang màu chín đỏ. Các loại cải bắp, cải bao, xà lách, hành tốt tươi, mướt mát. Trong đó, một số giống đã đánh giá được năng suất, cụ thể cải củ Song Jeong có năng suất vượt trội 73,73 tấn/ha, thu lãi thuần trên 280 triệu đồng, đối chứng giống NP của Việt Nam chỉ đạt 38,4 tấn/ha, thu lãi thuần 107 triệu đồng. Cà chua Ceres đạt 50,1 tấn/ha, thu lãi thuần 281 triệu đồng, đối chứng với cà chua giống savior năng suất 47,3 tấn, thu lãi thuần 258 triệu đồng. Xà lách Ha cheong cho năng suất 16,9 tấn/ha, lãi thuần 117 triệu đồng, đối chứng giống xà lách Dún của Việt Nam 9,8 tấn/ha, thu lãi thuần trên 46 triệu đồng. Với quy mô 0,22 ha canh tác bề mặt, ngoài hỗ trợ vốn quay vòng, xây dựng hệ thống tưới tiêu, phía GNI còn hỗ trợ tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm cho nhóm sinh kế.

 

Hiện nay, sản phẩm rau của các nhóm sinh kế được hỗ trợ marketing với các thị trường mục tiêu gồm cộng đồng người Hàn Quốc đang sinh sống tại Hà Nội, siêu thị tại Việt Nam, cơ sở cung cấp suất ăn công nghiệp, lái buôn lớn, trường học, nhà hàng tại các địa bàn lân cận. Về tiêu thụ, sản phẩm được GNI hỗ trợ các điều kiện thuận lợi nhất trong khả năng để các thành viên và nhóm có điều kiện sản xuất tốt, hiệu quả hơn. Bên cạnh việc chủ động xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của nhóm. GNI cùng với Ban quản lý dự án địa phương tích cực hỗ trợ nhóm trong quá trình đàm phán hợp đồng tiêu thụ sản phẩm khi nhóm yêu cầu.

 

Theo đồng chí Bùi Văn Bến, Phó Chủ tịch UBND xã Quyết Chiến, sau khi trồng thử nghiệm cho thấy thổ nhưỡng và khí hậu của xã phù hợp sản xuất rau an toàn các giống rau Hàn Quốc lại có  thể trồng quanh năm. 2 xã Lũng Vân, Quyết Chiến đang chuẩn bị các điều kiện để ngay khi kết thúc đợt thu hoạch sẽ trồng vụ mới. Diện tích trong vùng quy hoạch trồng rau an toàn vùng dự án phấn đấu mở rộng 5 ha. Lúc đó sẽ có thêm nhiều nông dân tham gia sản xuất rau an toàn cung cấp cho thị trường trong, ngoài tỉnh góp phần tạo nguồn sinh kế ổn định. Vấn đề đặt ra là để thúc đẩy sản xuất rau an toàn, nông dân đã tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật trồng nhưng còn lo lắng về thị trường đầu ra sản phẩm. Được biết, phía dự án GNI lên kế hoạch từ nay đến năm 2017 hỗ trợ chứng nhận sản phẩm chất lượng VietGAP, thiết lập kênh phân phối sản phẩm cho khách hàng tại Hà Nội và các nơi lân cận. Thành lập 1 HTX với khoảng 100 thành viên sản xuất và tiêu thụ rau, kinh doanh dịch vụ vật tư nông nghiệp.

          

           

                                                                 Bùi Minh

Các tin khác


Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.

Huyện Lạc Thủy thu ngân sách Nhà nước đạt trên 26% dự toán

(HBĐT) - Bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, huyện Lạc Thủy tập trung thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách.

Măng Kim Bôi lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.

Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục