(HBĐT) - Phú Lương là xã vùng 135, cách trung tâm huyện Lạc Sơn chừng 20 km. Sau giai đoạn đầu triển khai chương trình MTQG về xây dựng NTM, đời sống KT -XH của xã đã có những chuyển biến nhất định. Thế nhưng, với dân số đông, địa bàn rộng, trong khi nguồn lực hạn chế nên hành trình xây dựng NTM ở xã vùng sâu này còn nhiều gian nan.

 

Đồng chí Bùi Văn Vót, Chủ tịch UBND xã Phú Lương cho biết: Bắt tay vào xây dựng NTM, cấp ủy Đảng, chính quyền xã chú trọng tuyên truyền cho cán bộ, nhân dân về vai trò của xây dựng NTM. Từ sự thấu hiểu, bà con đã tích cực thực hiện, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập từ 6, 8 triệu đồng (năm 2011) lên 14, 5 triệu đồng vào năm 2015, dự kiến hết năm nay đạt trên 16 triệu đồng /người; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 52,1% xuống còn 33,4% trong giai đoạn 2011 – 2015. Việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu được quan tâm, điển hình là chợ Phú Lương được xây dựng trên diện tích 9.976 m2 đưa vào sử dụng từ tháng 12/2014. Chợ trở thành trung tâm buôn bán, giao thương hàng hóa của bà con trong và ngoài xã. Thế nhưng với những khó khăn hiện tại, hành trình xây dựng NTM ở xã Phú Lương còn nhiều gian nan.

 

 

Điện là một trong những tiêu chí mà bà con xã Phú Lương (Lạc Sơn) rất trăn trở. ảnh: Đường dây điện tự kéo chằng chịt, tiềm ẩn  nguy cơ xảy ra tai nạn điện ở xóm Khải.

 

Mặc dù có tỉnh lộ 436 và đường liên xã Thượng Cốc – Phúc Tuy – Phú Lương chạy qua nhưng hệ thống đường xương cá trục xóm, liên xóm, ngõ xóm, nội đồng ở xã Phú Lương mới được cứng hóa ở mức khiêm tốn với 12/54, 2 km. Chưa kể dân cư được chia thành 2 khu, ngăn cách bởi sông Bưởi nên Phú Lương là 1 trong những xã có nhiều cầu treo dân sinh nhất của huyện Lạc Sơn. Hiện, các cây cầu qua thời gian sử dụng chưa được tu sửa nên đa số đã xuống cấp nghiêm trọng.

 

Là xã thuần nông, kinh tế phụ thuộc vào trồng lúa, trồng màu nhưng hệ thống thủy lợi của Phú Lương vẫn chưa đảm bảo cho tưới tiêu. Từ năm 2011 đến nay, xã mới được sửa chữa, nâng cấp 3/7 hồ chứa nước (hồ Quốc, Rảy, Pheo) và nâng cấp 2 trạm bơm ở xóm Băn và xóm Chao. Còn lại, đa số các bai dâng đã xuống cấp nhưng việc nâng cấp, tu sửa chưa được đầu tư kịp thời. Về mương tưới tiêu, mới có 11/27 km được cứng hóa, chiếm 41%, không đảm bảo phục vụ cho sản xuất của bà con.

 

Thêm nữa, các trường học trên địa bàn xã hiện nay còn thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị. Cụ thể: thiếu 8 phòng học, 4 phòng chức năng, 3 phòng thư viện, 5 phòng y tế, hệ thống tường bao của 4 trường, 5 nhà bếp và 10 công trình nhà vệ sinh. Cơ sở vật chất văn hóa cũng chưa được đầu tư. Cả xã có 23/25 xóm chưa có nhà văn hóa và tất cả các xóm chưa có khu vui chơi thể thao.

 

Trong số những khó khăn chồng chất đó, tiêu chí về điện đang là nỗi trăn trở của người dân xã Phú Lương. Từ năm 2011 đến nay, xã được đầu tư xây dựng 8 km đường dây 4 KV, 1 đường dây 35 KV và xây mới 2 trạm biến áp. Tuy nhiên, do trạm mới xây chưa đưa vào hoạt động nên mới có 435/1.510 hộ (30%) được sử điện thường xuyên, an toàn theo quy định. Hình ảnh những đường dây điện tự kéo chằng chịt đã trở nên phổ biến ở xã này. Điển hình như xóm Chất, cách trung tâm UBND xã hơn 1 km nhưng bao năm nay sống trong cảnh 30 hộ dùng chung 1 công tơ điện. Hay ở xóm Khải, xóm nằm dọc theo tỉnh lộ 436 với hàng chục đường dây tự kéo chằng chịt “cõng” điện về xóm, nhiều đoạn dây điện võng xuống cách mặt đất chưa tới 2 m. 

 

Trước những khó khăn trên, đồng chí Bùi Văn Vót, Chủ tịch UBND xã Phú Lương cho biết: Thời gian tới, chú trọng trồng cỏ chăn nuôi gia súc, cải tạo vườn tạp sang trồng các loại cây có múi, trồng dổi, xoan để nâng cao thu nhập cho bà con. Tiếp tục huy động sự đóng góp từ nhân dân và mong muốn sự quan tâm đầu tư của các cơ quan chức năng, nhất là đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu để tạo động lực xây dựng NTM.

 

 

                                                                                   Viết Đào

 

Các tin khác


Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục