(HBĐT) - Được sự giới thiệu của anh em, bạn bè trong xã về mô hình nuôi ong lấy mật, anh Trần Văn Hưng, tổ 4, phố Ngọc, xã Trung Minh (thành phố Hòa Bình) đã “bén duyên” với con ong từ đó. Năm 2014, anh bắt đầu khởi nghiệp từ 4 đàn ong và cho đến nay , anh nhân rộng được 150 đàn, mỗi năm cho thu gần 2.000 lít mật ong.

 

Ban đầu, bắt tay vào nuôi, do chưa có kiến thức nên anh gặp phải nhiều khó khăn trong việc chăm sóc cũng như các khâu khác. Là người nhanh nhẹn, ham học hỏi cộng với sự cần cù, chịu khó và quyết tâm, anh Hưng đã tự tìm hiểu qua các tài liệu, mô hình nuôi ong ở các nơi, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các hội viên trong hội nuôi ong tại xã, tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi ong… Sau một thời gian tích lũy kinh nghiệm, anh nhận thấy nuôi ong lấy mật không khó, hiệu quả cao do không tốn diện tích đất, chi phí đầu tư ban đầu thấp nhưng đòi hỏi người nuôi phải khéo léo, tỉ mỉ, chịu khó chăm sóc, nắm bắt rõ về đặc tính của ong như xây tổ, bốc bay, chia đàn…, am hiểu về các loài hoa, mùa hoa nở, mùa ong đi lấy mật, biết cách luân chuyển đàn ong tìm kiếm những nơi có nguồn mật hoa dồi dào. 

Tận dụng lợi thế có vườn rộng lại nhiều cây cối, anh Hưng đã đặt các thùng nuôi ong tại đây, vừa gần nhà thuận tiện cho việc chăm sóc và quản lý ong. Nuôi ong ngoài thu được mật sạch từ tự nhiên, con ong còn giúp cây cối trong vườn thụ phấn tốt, tỷ lệ đậu hoa, đậu quả cao.  

Anh Trần Văn Hưng chia sẻ: Gia đình tôi sau 2 năm đã nhân rộng được 150 đàn ong mật. Năm 2015 thu được 1.800 lít mật với giá bán 150- 200.000 đồng/ lít, mang lại nguồn thu nhập cho gia đình trên 220    triệu đồng.  

Đến nay, tại xã Trung Minh đã thành lập hội nuôi ong để chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm giữa các hộ với nhau. Có thể nói việc nuôi ong ở tỉnh ngày càng được mở rộng bởi cây cối bạt ngàn, nguồn mật ngoài tự nhiên nhiều, giúp cho nghề nuôi ong ngày càng bền vững và phát triển mạnh.

 

                     Đình Thủy (Trung tâm khuyến nông tỉnh)

 

Các tin khác


Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.

Huyện Lạc Thủy thu ngân sách Nhà nước đạt trên 26% dự toán

(HBĐT) - Bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, huyện Lạc Thủy tập trung thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách.

Măng Kim Bôi lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.

Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục