(HBĐT) - Ngày 16/11, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc giữa UBND tỉnh với Đoàn công tác của Dự án JICA về việc triển khai Dự án “Thành lập Ngân hàng gen đông lạnh cho các giống lợn bản địa của Việt Nam và phát triển hệ thống chăn nuôi lợn bền vững bảo vệ đa dạng sinh học” tại Hòa Bình. Đây là dự án quan trọng do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Bộ KH&CN Nhật Bản (JST) đồng tài trợ, triển khai chính tại Hà Nội và Hòa Bình từ năm 2015 - 2020.

 

 

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc

 

Được biết, dự án trên có tổng vốn thực hiện dự kiến 143,6 tỷ đồng (tương đương trên 6,6 triệu USD). Trong đó, vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản 100,7 tỷ đồng; vốn đối ứng bằng tiền 43 tỷ đồng và vốn đối ứng bằng hiện vật 23 tỷ đồng. Tham gia thực hiện dự án, về phía Nhật Bản có Viện Công nghệ Sinh học Nông Nghiệp, Viện Thú y Quốc gia, Viện Chăn nuôi và Đồng cỏ, Trường Đại học Tokushima, Công ty thức ăn chăn nuôi Itochu; phía Việt Nam có Viện Chăn nuôi, Viện Công nghệ sinh học và tỉnh Hòa Bình.

 

Dự án nhằm mục tiêu thành lập hệ thống bảo tồn và phát huy đa dạng sinh học của các giống lợn nội của Việt Nam. Theo kế hoạch, dự án sẽ triển khai nhiều hoạt động hướng tới thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu và bảo tồn đông lạnh các giống lợn bản địa; phát triển các kỹ thuật sinh sản từ tinh hoặc phôi; thành lập các biện pháp bảo tồn và phát triển nguồn gen lợn nội, từ đó góp phần phát triển chăn nuôi bền vững tại Việt Nam. Riêng tại Hòa Bình, dự án sẽ chú trọng điều tra sơ bộ về chăn nuôi lợn bản địa; thí nghiệm tác động về thức ăn, dinh dưỡng; lựa chọn mô hình tác động tổng thể; đánh giá nhu cầu đào tạo của người chăn nuôi và giảng viên trong việc phát triển chăn nuôi lợn bản địa; hướng dẫn kỹ thuật cho cán bộ thú y cơ sở để nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi giống lợn nội tại tỉnh; tập huấn về xây dựng thương hiệu tại Nhật Bản; đồng thời hỗ trợ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện để các hoạt động của dự án được triển khai thuận lợi, đạt yêu cầu đề ra.

 

Tại buổi làm việc, hai bên trao đổi làm rõ thêm các nội dung sẽ triển khai tại Hòa Bình. Đại diện đoàn công tác, đồng chí Nguyễn Thanh Sơn, Viện trưởng Viện Chăn nuôi, Giám đốc BQL Dự án mong muốn các đối tác sẽ có sự phối hợp hiệu quả trong quá trình triển khai dự án. Trong đó, đề nghị tỉnh Hòa Bình chủ động bố trí nguồn vốn đối ứng (khoảng 8,6 tỷ đồng) để cùng các đối tác thực hiện dự án như hoạch định. Về phía Viện Chăn nuôi, là đơn vị đề xuất dự án, Viện cam kết sẽ tích cực vào cuộc để dự án mang lại những kết quả thiết thực, góp phần hỗ trợ tỉnh Hòa Bình xây dựng thành công thương hiệu lợn bản địa, tạo thêm động lực để thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi.  

Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định quyết tâm của tỉnh Hòa Bình đối với việc xây dựng thương hiệu cho các nông sản nổi bật của địa phương, trong đó có sản phẩm chăn nuôi nhiều lợi thế cạnh tranh như lợn bản địa. Đồng chí cho rằng, nội dung của dự án hoàn toàn phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành chăn nuôi của tỉnh, nhất là với nỗ lực xây dựng thương hiệu cho giống lợn bản địa của địa phương. Chính vì vậy, tỉnh mong muốn sẽ có sự phối hợp hiệu quả với các đối tác để thực hiện thành công dự án, qua đó lồng ghép xây dựng thành công thương hiệu lợn bản địa của địa phương. Theo đồng chí Phó Chủ tịch, trong thời gian tới UBND tỉnh sẽ sớm ban hành kế hoạch cụ thể về vốn đối ứng và các nội dung phối hợp để Dự án triển khai đúng lộ trình, đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra.

                                                                                  Thu Trang

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục