(HBĐT) - Thời điểm này, vụ thu hoạch dong riềng bắt đầu được gần 1 tháng. Sau bao ngày vun trồng, chăm bón , đây là lúc người trồng nhận lại thành quả từ cây dong riềng của cả một năm. Bà con nông dân các xã trên địa bàn huyện Đà Bắc phấn chấn bởi năm nay, loại củ này vừa bán được giá lại được mùa.

 

Nông dân xóm Sơn Phú, xã Cao Sơn (Đà Bắc) thu hoạch dong riềng ước đạt 30 tấn/ha, thu nhập bình quân 60 triệu đồng/ha.

Chúng tôi về xã Cao Sơn được xem như vùng trồng dong riềng lớn nhất của huyện, của tỉnh với tổng diện tích cả xã lên đến 320 ha, tập trung ở xóm Sơn Phú, Sèo và Nà Chiếu. Niềm vui rạng ngời trên khuôn mặt người trồng dong riềng miệt mài “một nắng, hai sương”. ông Đinh Văn Thuận, nông dân xóm Sơn Phú phấn khởi cho biết: “Nếu vụ nào cũng bán được giá và ổn định như thế này, người trồng dong riềng cũng khấm khá lên sau vụ thu hoạch”. Hiện tại, thương lái thu mua với giá 2.000 – 2.100 đồng/kg, cao hơn 700 đồng/kg so với năm 2015. Gia đình ông Thuận có 2 nhân khẩu, với khoảng 1 tấn giống, ông thu được 35 - 40 tấn củ dong riềng, trừ mọi chi phí, dịp cuối năm này thu lãi trên 60 triệu đồng.  

Để kịp thu củ theo đơn đặt hàng của thương lái, nông dân phải thu hoạch từ 4 giờ sáng, người đào, người dỡ, chặt bỏ phần thân, lá, giữ lại phần củ và rễ, sau đó xếp gọn vào các bao tải chuyển chở đến điểm tập kết dưới trục đường. Từ 8 – 9 giờ trở đi, có tới hàng đoàn xe tải nối đuôi nhau dừng đỗ chờ vận chuyển, thu gom dong riềng. Việc thu hoạch, giao dịch bán mua chỉ kết thúc khi trời đã tối mịt mùng, xe tải chở hàng tấp nập rời điểm tập kết đưa dong riềng tươi về tiêu thụ ở các tỉnh dưới xuôi. Với người trồng dong riềng còn khoảng 1 tháng nữa để thu hoạch củ. Với giá bán duy trì kể từ đầu vụ đến nay, nông dân có lãi và nguồn thu không thu kém gì so với cây ngô lai vốn là cây trồng chủ lực tại các xã vùng cao trên địa bàn.  

Theo đồng chí Bùi Khắc Vinh, Phó trưởng phòng NN & PTNT, cây dong riềng đã có từ rất lâu năm trên đồng đất địa phương, chủ yếu trồng xen canh với ngô. Trước năm 2014, diện tích dong riềng bị thu hẹp lại do giá cả xuống quá thấp, người trồng không có lãi. Cho đến 2 niên vụ gần đây, giá bán củ tăng cao, thị trường ổn định, nông dân tiếp tục mở rộng diện tích, nhiều xã đã trồng tăng diện tích cao gấp đôi so với kế hoạch năm, trong đó, xã Cao Sơn trồng 320 ha, Tân Minh trồng trên 100 ha. Tổng diện tích dong riềng của cả huyện khoảng trên 600 ha.  

Có một thực tế là đầu ra của dong riềng hiện vẫn phụ thuộc vào thương lái. Diện tích cây trồng bị thu hẹp hay được mở rộng cũng tùy thuộc vào tình hình tiêu thụ của thị trường và giá cả. Nếu như các niên vụ trước do giá bấp bênh, người trồng không có lãi, diện tích của cả huyện chỉ khoảng gần 300 ha thì đến niên vụ này, diện tích dong riềng tăng đáng kể, người trồng thu lãi vài chục triệu đồng/ha. Các củ non được bà con để làm giống chờ đến ra Tết, tiết trời ấm, có mưa sẽ xuống giống và trồng xen với diện tích ngô xuân. Mong mỏi của bà con trồng dong riềng nơi đây là các niên vụ tới, thị trường tiêu thụ và giá cả sẽ duy trì như hiện nay để nguồn thu từ dong riềng đảm bảo. Có như vậy, người trồng sẽ không phải lo lắng về đầu ra, yên tâm mở rộng diện tích loại cây trồng không hề thua kém về giá trị kinh tế này.

 

                                                                    Bùi Minh 

 

Các tin khác


Huyện Lạc Thuỷ huy động trên 137 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, trong quý I/2024, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là 137,3 tỷ đồng.

Huyện Mai Châu chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Thời tiết đang chuyển sang nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi.

Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục