(HBĐT) - Ngày 6/1, Sở NN&PTNT đã tổ chức ở kết 3 năm thực hiện hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt ( giai đoạn 2014-2016); tổng kết công tác trồng trọt và bảo vệ thực vật năm 2016, triển khai nhiệm vụ năm 2017.

 

Năm 2016, tình hình thời tiết diễn biến không thuận lợi, Sở NN&PTNT đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đồng thời tập trung chỉ đạo và triển khai đồng bộ các các kế hoạch giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng của toàn ngành đạt tốc độ tăng trưởng 4,7%, là năm thứ 4 liên tiếp ngành nông nghiệp hoàn thành vượt kế hoạch sản xuất.

 

Công tác chỉ đạo sản xuất được thực hiện đồng bộ, chặt chẽ theo hướng tái cơ cấu, tập trung phát triển các cây chủ lực gồm cây có múi, mía và cây rau, phát triển thế mạnh của các địa phương. Các lĩnh vực quản lý cây giống cây trồng, quản lý phân bón, quản lý an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật được quan tâm. Năm 2016 được đánh giá là năm an toàn về sâu bệnh trên lúa và các cây trồng cạn, trong đó có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng và chính quyền các cấp, nhất là có sự chuyển biến trong ý thức phòng chống dịch, kiểm soát tốt dịch hại trên cây trồng. Tỉnh bảo đảm vững chắc an ninh lương thực.

 

 

Huyện Cao Phong có trên 200 ha cây có múi đạt tiêu chuẩn Vietgap.

 

Tổng diện tích gieo trồng hàng năm đạt 125,41 nghìn ha, giá trị sản xuất hiện hành đạt 7.680 tỷ đồng, tăng 7,9% so với năm 2015, vượt 0,21% kế hoạch, chiếm tỷ trọng 73,09% giá trị sản xuất toàn ngành, cơ cấu vượt 2% so với cùng kỳ. Giá trị sản phẩm đạt 118 triệu đồng/ha, tăng 14 triệu đồng/ha. Đối với một số nhóm cây trồng chủ lực đã đạt giá trị thu nhập bình quân 400 triệu đồng/ha. Xuất hiện nhiều tổ chức, doanh nghiệp liên kết cung ứng, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có thế mạnh của tỉnh.

 

Năm 2017, Sở NN&PTNT đề ra nhiệm vụ trọng tâm tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành và thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt, tập trung phát triển thế mạnh của từng địa phương, phấn đấu tốc độ tăng trưởng ngành trồng trọt đạt 4%/năm, trồng trọt chiếm tỷ lệ 69,8% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, giá trị thu nhập đạt 120 triệu đồng/năm/ha đất canh tác.

 

 

                                                                                            P.V

 

Các tin khác


Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.

Huyện Lạc Thủy thu ngân sách Nhà nước đạt trên 26% dự toán

(HBĐT) - Bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, huyện Lạc Thủy tập trung thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách.

Măng Kim Bôi lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.

Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục