(HBĐT) - Đa Phúc là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, thu nhập của nông dân chủ yếu từ trồng trọt và chăn nuôi. Để khai thác tiềm năng, lợi thế, nâng cao thu nhập, Đa Phúc đã và đang nỗ lực tìm hướng đi trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

 

Những ngày giáp Tết, nhiều vườn mía ở xã Đa Phúc vẫn đứng vườn dù tư thương đã đặt mua. Khác với sự ảm đạm, lo lắng của 2 vụ mía trước, năm nay, cây mía tím cũng như mía nguyên liệu đều được thu mua với giá cao. “Vụ này, những hộ còn duy trì trồng mía rất phấn khởi, sau 2 năm mía khó tiêu thụ, giờ được thu mua với giá từ 5.000 - 6.000 đồng/ cây. Nhiều hộ đã bán và có được thu nhập khá. Diện tích còn lại cũng đã có nhiều tư thương đặt mua” - Đồng chí Trương Văn Đức, Phó Chủ tịch UBND xã Đa Phúc chia sẻ.

  Vài năm trở lại đây, nhờ sự hỗ trợ từ Dự án giảm nghèo, xã Đa Phúc đã phát triển vùng trồng cà gai leo lên 100 ha. Trong ảnh: ông Bùi Thế Nganh, xóm Ráng  chăm sóc vườn cà gai leo của gia đình.

Với đồng đất khá rộng, điều kiện thổ nhưỡng phù hợp, nhiều năm trở lại đây, Đa Phúc phát triển mạnh vùng trồng mía tím và mía nguyên liệu. Trong năm 2016, tổng diện tích đất gieo trồng của xã hơn 1.436 ha, trong đó diện tích mía trên 400 ha (bằng 66,67% so với cùng kỳ). Cây mía được trồng rải rác ở 15 xóm,  tập trung nhiều nhất ở các xóm: Ráng (100 ha), Hang (trên 50 ha), Heo (trên 40 ha). Theo thống kê của đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã, không ít hộ đã gắn bó với cây mía nhiều năm qua. Một số hộ duy trì diện tích trồng mía trên 1 ha, điển hình như hộ các ông: Bùi Văn Tâm, Bùi Văn Lực (xóm Ráng); Bùi Văn Đầy, Bùi Công ơn (xóm Hang); Bùi Văn Thắng, Quách Văn Hợp (xóm Heo).

Cùng đồng chí Bùi Thế Nganh, Bí thư chi bộ xóm Ráng vào khu sản xuất của xóm, có thể thấy rõ sự nỗ lực chuyển đổi cơ cấu cây trồng của người dân. Ngoài những vườn sắn, mía, ngô đan xen đã xuất hiện một số mô hình gia trại kết hợp giữa trồng cây ăn quả và chăn nuôi. Gia đình ông Bùi Văn Pi là điển hình tiêu biểu. ông Pi cho biết: “Trước đây, gia đình tôi chủ yếu trồng mía tím nhưng do đầu ra không ổn định nên đã chuyển một phần diện tích sang trồng táo, cam, bưởi và trồng cỏ nuôi bò. Sau 2 năm, kết quả bước đầu khá khả quan, cây táo đã cho thu hoạch. Gia đình kỳ vọng đây sẽ là hướng đi đem lại nguồn thu nhập  khá”.

Một loại cây trồng khá mới mẻ gần đây được đưa vào trồng ở xóm Ráng cũng như một số xóm khác của xã Đa Phúc là cà gai leo. “Hiện nay, xóm Ráng có khoảng 8 ha trồng cà gai leo. Những năm đầu, doanh nghiệp thu mua với giá khá cao (70.000 - 80.000 đồng/kg) nên hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần cây trồng khác. Thế nhưng, đến nay, giá thu mua sụt giảm mạnh, chỉ còn từ 20.000 - 30.000 đồng/kg, vì vậy những hộ chuyển đổi sang trồng cà gai leo khá lo lắng” - Đồng chí Bí thư chi bộ xóm Ráng cho biết.

Theo thống kê của UBND xã Đa Phúc, diện tích trồng cà gai leo trong năm 2016 của xã có 200 ha. Con số này đã nói lên sự kỳ vọng  của bà con đối với cây cà gai leo. “Tiềm năng trồng cà gai leo ở xã rất lớn nhưng với giá sụt giảm như hiện nay thì hiệu quả kinh tế đem lại cũng chỉ bằng ngô, sắn nên chưa tạo được sự đột phá. Để đưa cà gai leo trở thành cây trồng chủ lực, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ đẩy mạnh kết nối với các đơn vị thu mua, triển khai xây dựng xưởng chế biến tại xã” - Đồng chí Trương Văn Đức, Phó Chủ tịch UBND xã Đa Phúc nhấn mạnh.

Qua ghi nhận thực tế, có thể thấy việc đưa cây mía hay cà gai leo vào canh tác phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của xã Đa Phúc. Tuy nhiên, “bài toán”, đầu ra, giá thành sản phẩm tạo ra những thử thách thật sự đối với hành trình xóa đói - giảm nghèo của xã 135 này. Cùng với sự nỗ lực của chính quyền và người dân, Đa Phúc rất cần sự quan tâm, định hướng, kết nối với các doanh nghiệp của cơ quan chức năng để công cuộc chuyển đổi cơ cấu kinh tế đem lại hiệu quả thiết thực.

                                                                                Viết Đào

 

Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục