(HBĐT) - Trước đây, nông dân huyện Lạc Sơn vẫn quen với lối canh tác truyền thống, hoạt động sản xuất nông nghiệp mang nặng tính tự cấp, tự túc, ít áp dụng KH-KT và chỉ trồng một số loại cây bản địa có giá trị kinh tế thấp. Từ năm 2013, được sự tuyên truyền, vận động, tư vấn của đội ngũ cán bộ nông nghiệp và đảng viên, người dân huyện Lạc Sơn đã thay đổi rõ rệt nhận thức về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tập trung vào xây dựng các mô hình mới để phát triển kinh tế gia đình.

 

Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên và nguồn vốn lồng ghép từ các dự án, bà con đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất đổi, xây dựng các mô hình trồng nhiều loại cây mới. Diện tích trồng cây bản địa có giá trị kinh tế thấp dần được thay thế bởi những cây có giá trị kinh tế cao như bí xanh, củ đậu, cây lấy hạt, mía tím, cam, trồng cỏ để chăn nuôi… Theo thống kê của phòng NN & PTNT, tổng diện tích chuyển đổi cây trồng của huyện năm 2013 đạt trên 650 ha. Trong đó, cây mướp đắng lấy hạt có diện tích trên 21 ha, bí đỏ lấy hạt trên 35 ha. Ngoài ra, cây cam và một số loại cây khác cho hiệu quả kinh tế cao cũng được huyện lựa chọn để chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong giai đoạn 2013 – 2015, một số công ty, doanh nghiệp đã đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và đạt được những kết quả khả quan như: Công ty Tân Lộc Phát, Công ty Nhiệt đới và một số doanh nghiệp đã triển khai thực hiện trồng các loại cây bí xanh, bí đỏ, dưa lấy hạt tại các xã Tân Lập, Văn Nghĩa, Tuân Đạo... Bên cạnh đó, các công ty cũng hỗ trợ vốn và hướng dẫn áp dụng tiến bộ KHKT cho các hộ nông dân, giúp các hộ dần tiếp cận được với kỹ thuật và nâng cao thu nhập trên diện tích canh tác.

  Thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đến nay, huyện Lạc Sơn đã phát triển diện tích trồng cam gần 370 ha. Ảnh: Nông dân xã Xuất Hóa chăm sóc vườn cam năm thứ nhất.

Sau giai đoạn đầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất nông nghiệp huyện Lạc Sơn có nhiều thay đổi. Đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, giá trị trên 1 đơn vị diện tích canh tác được nâng lên rõ rệt.

Năm 2016, diện tích cây mướp đắng lấy hạt của huyện có 21,3 ha, sản lượng đạt 4,5 tấn/ha. Với mức giá bình quân 400.000 đồng/kg, sau khi trừ  các khoản chi phí, các hộ trồng mướp đắng thu được trên 160 triệu đồng/ha mỗi vụ thu hoạch. Diện tích bí đỏ lấy hạt có 51,2 ha. Bình quân mỗi năm sản lượng bí đỏ đạt 3,7 tạ/ha, giá bán ra thị trường luôn ở mức ổn định khoảng 300.000 đồng/kg, đem lại cho người nông dân lợi nhuận 125 triệu đồng/ha mỗi vụ.

Bên cạnh đó, diện tích trồng cam của huyện cũng được mở rộng. UBND huyện đã hỗ trợ bà con trồng 4 ha tại xã Tân Mỹ và 2 ha cam tại xã Chí Đạo với 10 hộ tham gia. Nhiều hộ đã tự bỏ vốn đầu tư để khôi phục diện tích trồng cam, nâng tổng diện tích trồng cây có múi lên trên 424 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Hương Nhượng, Vũ Lâm, ân Nghĩa, Văn Sơn, Tân Mỹ, trong đó, diện tích trồng cam gần 375 ha. Với giá thành và nguồn tiêu thụ luôn ổn định, diện tích gieo trồng tiếp tục được mở rộng, những hộ thoát nghèo, giàu lên nhờ trồng cây có múi trên địa bàn huyện Lạc Sơn ngày càng nhiều.  

Đồng chí Bùi Văn Khánh, Trưởng phòng NN & PTNT huyện Lạc Sơn cho biết: Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã mang lại nhiều kết quả khả quan, thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp hàng hóa. Để góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế cho nhân dân, đồng thời bảo đảm thực hiện có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, các ban, ngành của huyện phối hợp với doanh nghiệp và cán bộ cơ sở tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích bà con phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Bên cạnh đó, huyện cũng nỗ lực huy động mọi nguồn lực để nghiên cứu, hỗ trợ cho bà con mở rộng diện tích cây trồng có hiệu quả kinh tế và quy hoạch trồng thêm một số loại cây như rau muống, cải ngọt, cây dổi…  nhằm phát huy hết  tiềm năng, thế mạnh nông nghiệp của địa phương, góp phần nâng cao thu nhập, tạo thêm việc làm cho lao động, đồng thời đưa nền nông nghiệp phát triển tương xứng với tiềm năng.     

                                                                               Thu Hằng

 

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục