(HBĐT) - Tân Lạc là vùng đất tiềm năng về nông sản, hơn thế 93,49% dân số sống bằng nghề nông. Tuy nhiên, đất nông nghiệp của huyện chỉ chiếm 14,3% diện tích đất tự nhiên. Bởi vậy, trong những năm qua, huyện đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác trong sản xuất nông nghiệp.


Đồng chí Vũ Quang Hùng, Trưởng phòng NN &PTNT huyện Tân Lạc cho biết: Năm 2013, Huyện ủy Tân Lạc ban hành Nghị quyết về phát triển sản xuất bưởi đỏ, bưởi da xanh giai đoạn 2013 - 2020; năm 2014 tiếp tục ban hành Nghị quyết về đưa cây trồng hàng năm vào diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả huyện Tân Lạc giai đoạn 2014 - 2020. Theo đó, người dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, chú trọng thâm canh để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Một mặt, thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông - lâm nghiệp để phát triển rau su su, tỏi, quýt ở vùng cao; trồng bưởi đỏ, bưởi da xanh vùng thấp gắn với thu hút đầu tư phát triển công nghệ bảo quản, chế biến, mở rộng thị trường.


Nông dân xã Lũng Vân (Tân Lạc) thu hoạch rau su su, cung cấp ra thị trường.

Từ những chủ trương, quyết sách đã được định sẵn, hàng năm, UBND huyện tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tích cực để nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác trong sản xuất nông nghiệp. Thực hiện sự chỉ đạo này, trong 9 tháng năm 2017, Phòng NN & PTNT đã thực hiện tốt công tác điều tiết nước hợp lý và gieo trồng theo đúng lịch thời vụ, điều chỉnh cơ cấu cây trồng phù hợp với tình hình thời tiết, bảo đảm nước tưới cho hầu hết diện tích. Theo đó, tổng diện tích gieo trồng 9 tháng qua ước đạt 13.408,2 ha, đạt 98,8% kế hoạch, bằng 101% so với cùng kỳ. Tổng sản lượng cây lương thực có hạt đạt 42.242,1 tấn, đạt 101,3% kế hoạch, đạt 100% so với cùng kỳ. Cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi) tiếp tục được mở rộng về diện tích bằng các giống cây có năng suất, chất lượng cao với tổng diện tích toàn huyện đạt 1.118 ha, trong đó, diện tích trồng mới ước đạt 5,3 ha.

Cho đến nay, đời sống của người dân huyện Tân Lạc chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp, tuy nhiên, thói quen, tập quán sản xuất của một bộ phận nhân dân chậm thay đổi. Theo đó, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chưa tạo ra thương hiệu sản phẩm hàng hoá mang bản sắc địa phương; chưa xây dựng được chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản; chưa thu hút được doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nông sản.

Xác định rõ những điểm nghẽn này, ngành nông nghiệp huyện Tân Lạc luôn chủ động trong công tác tham mưu, chỉ đạo để khai thác hiệu quả diện tích đất nông nghiệp phát triển kinh tế. Theo đó, trong những tháng cuối năm 2017, ngành nông nghiệp huyện sẽ tập trung chỉ đạo sản xuất vụ đông. Thực hiện tốt công tác dự báo tình hình sâu bệnh hại cây trồng và có biện pháp phòng ngừa, xử lý hiệu quả. Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp trong các khâu gieo trồng, thu hoạch và bảo quản. Xây dựng mô hình liên kết chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ đối với sản phẩm chủ lực của huyện. Tiếp tục thực hiện các chính sách, đề án trên địa bàn huyện như: Chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa năm 2017; đề án cải tạo vườn tạp, chính sách theo Quyết định số 915/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết số 12, ngày 18/ 4/2014 của BTV Huyện uỷ về "Đưa cây trồng hàng năm vào diện tích đất lúa kém hiệu quả giai đoạn 2014 - 2020”; Nghị quyết số 10, ngày 10/7/2013 của BCH Đảng bộ huyện về "Sản xuất bưởi đỏ, bưởi da xanh”. Đồng thời, thực hiện tốt hoạt động các chương trình, dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn.


Thúy Hằng

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục