(HBĐT) - Hòa Bình được ủy ban Dân tộc đánh giá là một trong những tỉnh có mô hình giúp đỡ xã đặc biệt khó khăn rất tốt. Về cơ sở vật chất tuy giúp đỡ chưa được nhiều nhưng về trách nhiệm là rất lớn, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự gắn kết giữa các cơ quan, đơn vị và cấp ủy, chính quyền, nhân dân các xã đặc biệt khó khăn. Các sở, ngành, đơn vị đã có nhiều hoạt động thiết thực giúp đỡ xã đặc biệt khó khăn được phân công, xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, bảo đảm QP-AN, triển khai nhiều hoạt động tập huấn, chuyển giao KH-KT, xây dựng mô hình phát triển sản xuất, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, thăm hỏi, tặng quà, giúp đỡ gia đình khó khăn.


Giai đoạn 2014-2017, toàn tỉnh có 6 xã và 4 thôn, bản hoàn thành mục tiêu Chương trình 135. Trong đó, năm 2015 có 2 xóm: xóm Đồng Bưởi (xã Trường Sơn, huyện Lương Sơn) và xóm Bục (xã Tử Nê, huyện Tân Lạc). Năm 2016, có 2 xóm hoàn thành Chương trình 135 là xóm Rối, Bình Tiến, (xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn); 6 xã gồm: Yên Hòa, huyện Đà Bắc; Phúc Sạn, Pà Cò, huyện Mai Châu; An Bình, Yên Bồng, huyện Lạc Thủy; Hợp Châu, huyện Lương Sơn. Năm 2017, tỉnh có 99 xã; 99 thôn, bản đặc biệt khó thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 theo Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 của Thủ tướng chính phủ và Quyết định 414/QĐ-UBND ngày 11/7/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban Dân tộc.


Từ các nguồn vốn đầu tư đã góp phần thúc đẩy KT-XH các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Lạc Sơn. ảnh: Hạ tầng xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) được đầu tư, gắn với chương trình xây dựng NTM.

Ý kiến của đồng chí Nguyễn Anh Quân, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT nhận được đồng tình cao khi cho rằng để nâng cao hiệu quả công tác giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn giai đoạn 2018-2020 cần phải gắn trách nhiệm của cơ quan, đơn vị được phân công giúp đỡ với Chương trình xây dựng NTM và Chương trình giảm nghèo bền vững. Đồng chí Nguyễn Anh Quân cho rằng: Nghị quyết HĐND tỉnh đã thông qua mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh có 40% số xã đạt chuẩn NTM. Bình quân các xã đạt 15 tiêu chí. Không còn xã nào dưới 10 tiêu chí. Đến hết năm 2017, tỉnh vẫn còn 75 xã dưới 10 tiêu chí. Trong 99 xã đặc biệt khó khăn, qua rà soát và đăng ký ở các huyện, có 15 xã đăng ký về đích NTM vào năm 2020 đã được HĐND tỉnh thông qua. Chính vì vậy, việc phân công các cơ quan, đơn vị phụ trách các tiêu chí, khi giao nhiệm vụ cần phải gắn trách nhiệm trong thực hiện các tiêu chí NTM, nhất là các sở, ngành phụ trách các tiêu chí NTM. Cần điều chỉnh quyết định phân công giúp đỡ xã nghèo theo khung chương trình giúp đỡ xã nghèo đã được UBND tỉnh thông qua. Căn cứ vào đó, từ nay đến năm 2020, các cơ quan, đơn vị phải giúp các xã xây dựng được bản kế hoạch chi tiết, xác định cần phải thực hiện nội dung gì để đạt được kế hoạch xây dựng NTM theo mục tiêu của HĐND tỉnh đã giao. Về nguồn lực đầu tư giúp đỡ các xã nghèo từ nay đến năm 2020 không phải là nhỏ. Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1865 ngày 23/1/2017 thông báo nguồn vốn trung hạn cho chương trình giảm nghèo, theo đó các xã được đầu tư 712 tỷ đồng (vốn đầu tư), chia ra được trên 7 tỷ đồng/xã. HĐND tỉnh đã thông qua nguồn lực đầu tư cho các xã nghèo đến năm 2020 khoảng 4 tỷ đồng/xã. Như vậy, các xã nghèo sẽ được đầu tư xấp xỉ 12 tỷ đồng/xã. Nếu như có bản kế hoạch chi tiết làm nội dung gì cần, cái gì làm trước thì rất hiệu quả. Căn cứ vào kết quả rà soát thực tế, xã lựa chọn đầu tư hạng mục gì cho hợp lý chứ không nhất thiết phải là nhà văn hóa, sân vận động "hoành tráng” mà ở mức hợp lý để bảo đảm hiệu quả nguồn lực đầu tư.

Ngoài ra, vốn sự nghiệp xây dựng NTM mỗi năm có hàng trăm tỷ đồng cũng bổ sung nguồn lực đầu tư cho chương trình xây dựng NTM. Đối với phát triển sản xuất, cần thay đổi sản xuất theo chuỗi giá trị mới bền vững, khắc phục việc thực hiện mô hình sản xuất khi hết vốn là hết mô hình. Trên cơ sở định hướng, mục tiêu của HĐND, UBND tỉnh, các sở, ngành, cơ quan, đơn vị giúp đỡ cũng cần có kế hoạch hỗ trợ các xã khó khăn giải quyết vấn đề nóng về môi trường nông thôn. Có thể phối hợp xây dựng các đoạn đường kiểu mẫu, khu dân cư kiểu mẫu, thực hiện phong trào nhà sạch, vườn đẹp, vệ sinh môi trường, cải tạo cảnh quan môi trường nông thôn mà ở nhiều địa phương khác đã làm rất tốt. Tin tưởng đến năm 2020, chúng ta sẽ hoàn thành có chất lượng chương trình xây dựng NTM, tạo chuyển biến căn bản từ công tác giúp đỡ xã nghèo.

L.C

Các tin khác


Huyện Lạc Thuỷ huy động trên 137 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, trong quý I/2024, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là 137,3 tỷ đồng.

Huyện Mai Châu chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Thời tiết đang chuyển sang nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi.

Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục