(HBĐT) - Theo Quyết định 428/QĐ-TTg, ngày 18/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 và Quyết định 4717/QĐ-BCT của Bộ Công thương ngày 2/1/2017 về việc phê duyệt bổ sung quy hoạch bậc thang thủy điện sông Đà. Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng ( NMTĐ) mở rộng do Tập đoàn Điện lực Việt Nam đầu tư thuộc danh mục nguồn điện đưa tổ máy 1 vận hành vào năm 2021 và tổ máy 2 vận hành vào năm 2022.


Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng ( NMTĐ) mở rộng do Tập đoàn Điện lực Việt Nam đầu tư thuộc danh mục nguồn điện đưa tổ máy 1 vận hành vào năm 2021 và tổ máy 2 vận hành vào năm 2022.

Công trình thủy điện Hòa Bình hiện hữu được hoàn thành từ năm 1994, tổng lượng nước dành cho phát điện đạt 80% lượng nước đến, lượng nướng xả chiếm khoảng 19%. Sau khi mở rộng NMTĐ Hòa Bình có tổng công suất 2400 MW, sản lượng bình quân sẽ đạt 10,986 tỷ kWh/năm, số giờ vận hành 4.577 giờ/năm. Như vậy giá trị lượng điện trung bình gia tăng khoảng 479 triệu kWh/năm. Ngoài ra dự án NMTĐ Hòa Bình mở rộng còn chuyển đổi khoảng 264,4 triệu kWh/năm điện năng phát trong giờ bình thường và thấp điểm sang giờ cao điểm vào mùa khô. Việc mở rộng NMTĐ Hòa Bình tăng thêm 480 MW sẽ hạn chế lượng nước xả thừa để khai thác tối ưu sử dụng nước vào mục đích phát điện, tăng thêm sản lượng điện trung bình và tăng khả năng huy động công suất, điện lượng trong giờ cao điểm (khoảng 264,4 triệu kWh/năm), chuyển đổi từ phát điện giờ thấp điểm, giờ bình thường sang phát điện giờ cao điểm, giảm chi phí của hệ thống điện.

Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư, thuộc loại công trình công nghiệp điện, nhóm A, được tính toán, thiết kế và kiểm tra tương ứng cấp đặc biệt. Tổng mức đầu tư của dự án dự kiến trên 8.596 tỷ đồng, đầu tư xây dựng 2 tổ máy với tổng công suất lắp máy 480 MW, tổng hiệu ích năng lượng 743,4 x 10 6 kWh. Dự kiến thời gian thi công trong vòng 4 năm, dự kiến phát điện vào năm 2023.

Thiết kế sơ bộ giữ nguyên hạng mục công trình thủy điện Hòa Bình hiện hữu, nghiên cứu thiết kế xây dựng tuyến năng lượng mới, bao gồm các hạng mục chính như: Cửa lấy nước, đường hầm dẫn nước và nhà máy thủy điện kiểu hở, kênh xả sau nhà máy xả nước trả lại sông Đà; trạm phân phối của nhà máy và hệ thống đấu nối dự án với hệ thống điện quốc gia. Các vấn đề liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư không nhiều phức tạp. Tổng diện tích sử dụng xây dựng dự án khoảng 150 ha. Mặt bằng dự án ít làm ảnh hưởng đến các hộ dân, có 28 hộ dân/143 nhân khẩu bị ảnh hưởng, trong đó có 6 hộ/25 nhân khẩu phải di chuyển để tái định cư. Theo tính toán dự án ít có tác động đến môi trường so với các dự án thủy điện khác. Kết quả tính toán thủy năng khi mở rộng quy mô công suất NMTĐ Hòa Bình không làm ảnh hưởng đến các nhà máy thủy điện bậc thang trên sông Đà phía thượng lưu. Sau khi đi vào vận hành sẽ nâng cao năng lực cấp nước cho hạ du thêm khoảng 600 m 3/s.

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Việc mở rộng nhà máy thủy điện Hòa Bình tăng thêm 480 MW, được xem xét trên phượng diện vận hành hệ thống điện là cần thiết, có hiệu quả đối với hệ thống điện, phù hợp với Quy hoạch điện VII điều chỉnh đã được phê duyệt. Bộ Công thương đã thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án, lấy ý kiện các bộ, ngành và địa phương đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư dự án.


                                         PV


Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục