Sáng 26-2, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm, làm việc, chỉ đạo công tác đối ngoại tại Bộ Ngoại giao. Cùng dự, có đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với cán bộ, nhân viên Bộ Ngoại giao.

Thủ tướng ân cần gửi lời thăm hỏi của lãnh đạo Ðảng, Nhà nước tới toàn thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức Bộ Ngoại giao và khẳng định, trong thành quả chung của đất nước có sự đóng góp quan trọng, trực tiếp, to lớn của Bộ Ngoại giao.

Thủ tướng nêu rõ, Bộ Ngoại giao cần thực hiện giữ gìn quốc phòng an ninh đất nước từ xa, từ sớm; thực hiện tốt chủ trương Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy, trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Cần đưa mối quan hệ đối ngoại đi vào chiều sâu, hiệu quả hơn nữa, chú ý các diễn biến thế giới, khu vực, các nước lớn. Xây dựng lòng tin, duy trì cục diện quan hệ với các nước bình đẳng, đan xen, các bên cùng có lợi.

Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh, coi trọng ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế, do đó ngành cần quán triệt sâu rộng, linh hoạt, có chủ trương, cách làm sáng tạo trong công tác này. Các đại sứ, tổng lãnh sự, tham tán thương mại phải chuyển mạnh sang công tác kinh tế, nhất là phát triển thương mại, thu hút khách du lịch quốc tế. Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương cần phối hợp xây dựng đề án tăng nhanh kim ngạch thương mại. Các đại sứ quán phải tăng cường thu thập, cung cấp thông tin về thương mại, thị trường cho các bộ, ngành, doanh nghiệp trong nước; tăng cường thu hút vốn đầu tư FDI có chọn lọc. Công tác nghiên cứu, tham mưu, dự báo cần kịp thời, nhanh chóng, nhạy bén, mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa trong bối cảnh quốc tế hiện nay; trước mắt cần nghiên cứu sâu một số chiến lược, chính sách của các nước lớn để tham mưu cho lãnh đạo Ðảng, Nhà nước.

Ngành ngoại giao cần hoạt động chuyên nghiệp, vững mạnh để đóng góp xứng đáng vào xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động vì người dân và doanh nghiệp; rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức "vừa hồng vừa chuyên", là sứ giả kinh tế, văn hóa, làm tốt công tác bảo hộ công dân,... Ngoài ra, tái cơ cấu bộ máy tổ chức theo hướng tinh gọn, hiệu quả, bảo đảm phát triển nguồn nhân lực ngoại giao có sự kế thừa; thực hiện tốt chức năng ngoại giao kiến tạo phát triển...

Ðề cập các nhiệm vụ lớn thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ, tình hình chính trị, kinh tế thế giới, các nước lớn đang thay đổi mạnh mẽ, phức tạp, biến động khó lường; cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra sôi động... Tuy vậy, xu hướng hòa bình, hợp tác vẫn là chủ đạo. Do đó, việc nghiên cứu, vận dụng Nghị quyết Ðại hội XII của Ðảng, áp dụng Nghị quyết 01/2018/NQ-CP của Chính phủ đối với ngành ngoại giao cần cụ thể hơn nữa, quyết tâm trong hành động.

Thủ tướng đề nghị Bộ Ngoại giao siết chặt kỷ luật kỷ cương hành chính; đề cao trách nhiệm cá nhân; đi đầu trong thực hiện chủ trương, phương châm hành động của Chính phủ. Ðồng thời, đổi mới cách thức chỉ đạo, bám sát công việc, nêu cao tinh thần trách nhiệm với đất nước, nhân dân; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình tạo điều kiện cho đất nước phát triển, nâng cao tiềm lực quốc gia. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập tự chủ; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại đa phương; kiên trì thúc đẩy giải quyết vấn đề Biển Ðông bằng biện pháp hòa bình, không để rơi vào thế bị động, đối đầu; phát triển một nền kinh tế độc lập tự chủ, hội nhập quốc tế hiệu quả.

Với tinh thần đó, Thủ tướng mong muốn mỗi cán bộ, nhân viên ngoại giao sẽ là một chiến sĩ trên mặt trận đối ngoại, luôn trung thành kiên định về đường lối, linh hoạt, sáng tạo trong hành động vì sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, hùng cường.



Các tin khác


Huyện Lạc Thuỷ huy động trên 137 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, trong quý I/2024, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là 137,3 tỷ đồng.

Huyện Mai Châu chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Thời tiết đang chuyển sang nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi.

Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục