(HBĐT) - Được xác định là tuyến đường huyết mạch quan trọng, kết nối hành lang vận tải Hà Nội - Tây Bắc, bảo đảm AN-QP. Tuy nhiên, từ khi khởi công đến nay, dự án đường Hòa Lạc - Hòa Bình đã nhiều lần "lỗi hẹn” và phải gia hạn nhiều lần. Chính quyền và người dân dọc tuyến đang ngóng chờ nhà đầu tư tổ chức thi công theo chỉ đạo quyết liệt của Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể ép tiến độ đến ngày 31/8 năm nay phải hoàn thành.


Nhà thầu tổ chức thi công trở lại đoạn qua xóm Nút, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn).

Dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình dài 25,7 km có điểm đầu tại ngã tư Hòa Lạc (km17 + 85 - Quốc lộ 21), điểm cuối tại km 32 +367, tương ứng với km 67+510 - lý trình Quốc lộ 6 thuộc xã Trung Minh, thành phố Hòa Bình. Dự án do Tổng công ty 36 - Công ty CP Đầu tư và thương mại Hà Nội - Công ty CP Xây lắp và thương mại Trường Lộc đầu tư theo hình thức BOT, được khởi công vào tháng 5/2014, đặt mục tiêu hoàn thành vào 31/8/2016 (28 tháng). Do nhiều khó khăn, vướng mắc, dự án này đã phải gia hạn nhiều lần.

Tại cuộc họp kiểm điểm về tình hình thực hiện dự án BOT Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp QL6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình đầu năm 2018, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể khẳng định: "Các nhà đầu tư dự án vi phạm nghiêm trọng hợp đồng ban đầu đã ký với Bộ GTVT. Dự án đã được gia hạn tới lần 3 để các nhà đầu tư thu xếp triển khai, hoàn chỉnh công trình. Tuy nhiên, các nhà đầu tư chưa có giải pháp hiệu quả để thực hiện hết trách nhiệm theo hợp đồng đã ký. Nếu đến 31/8 năm nay, dự án không hoàn thành, Bộ GTVT sẽ hủy hợp đồng đã ký với nhà đầu tư”. Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu nhà đầu tư phải xây dựng các kế hoạch triển khai cụ thể để Ban QLDA2 thẩm định, trình Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông theo dõi giám sát hàng tuần; nhà đầu tư cùng Ban QLDA2 làm việc với UBND TP.Hà Nội và tỉnh Hòa Bình để có văn bản cam kết về thời gian bàn giao mặt bằng còn lại cho các nhà thầu thi công…

Lãnh đạo huyện Kỳ Sơn cho biết: Đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình qua địa bàn huyện Kỳ Sơn là dài nhất, chiếm 16,32/25,7 km, đi qua địa bàn các xã: Yên Quang, Phúc Tiến, Mông Hóa, Dân Hạ, thị trấn Kỳ Sơn với khoảng 1.000 hộ dân bị ảnh hưởng với số lượng diện tích thu hồi 105 ha. Đến năm 2017, huyện đã hoàn thành giải phóng mặt bằng. Khi dự án hoàn thành sẽ mở ra cơ hội lớn không chỉ có huyện Kỳ Sơn. Hiện có nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm nghiên cứu, triển khai dự án dọc tuyến.

Ông Bùi Quang Bát, đại diện Công ty 36, cho biết: Nhà đầu tư đã lập kế hoạch thi công chi tiết, tổ chức giao ban theo tuần tại công trường, huy động nhân lực, máy móc để triển khai thi công theo tiến độ cam kết. Nhà đầu tư đang chỉ đạo tư vấn thiết kế triển khai thiết kế chi tiết hạng mục xử lý hang Karst, bổ sung cầu vượt đường tỉnh 445, thỏa thuận địa phương quy mô công trình…phối hợp với các địa phương giải quyết dứt điểm vướng mắc về mặt bằng, tổ chức thi công đồng loại các gói thầu. Hiện đã có nhà thầu thi công tại các gói thầu 8, 12, 14, 15, 17, 20, trạm trộn bê tông để thi công cầu Thạch Bình, cầu Đèo Bụt 1, xử lý sạt trượt mái ta luy… Đối với những nhà thầu năng lực yếu sẽ được thay thế để đẩy nhanh tiến độ triển khai các gói thầu.

Trao đổi với Phó Chủ tịch UBND xã Dân Hạ Nguyễn Trọng Nghĩa được biết: Đường Hòa Lạc - Hòa Bình qua địa bàn xã khoảng 3 km, thuộc các xóm: Đồng Bến, Nút, Đan Phượng, Đồng Sông với khoảng 87 hộ ảnh hưởng. Trong đó, đoạn qua xóm Nút dài hơn 1 km, từ núi đá Hàm Rồng kéo dài tới giáp khu vực thị trấn, đoạn cầu Ngòi Móng. Chính quyền và người dân dọc tuyến mong muốn nhà đầu tư và các tổ chức liên quan nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT, hoàn thành toàn bộ dự án theo đúng kế hoạch.

ông Nguyễn Văn Môn, xóm Nút, xã Dân Hạ, Kỳ Sơn cho biết: Tháng 11/2016, người dân nhận tiền đền bù và đúng 20 ngày sau thực hiện bàn giao mặt bằng cho nhà thầu tổ chức thi công. Việc thi công rất chậm, đến giữa năm 2017, nhà thầu đã rải bây. Cả đoạn đã thi công chỗ rải bày, chỗ mới làm xong nền, quãng cách quãng rất bụi, nhiều khi người dân lấy đá chặn ô tô đi lại chậm để bớt bụi. Từ đó đến nay im ắng. Mấy ngày vừa rồi lại thấp máy móc được đưa đến, người dân khấp khởi mừng mong sao đường sớm hoàn thành để phục vụ phát triển KT-XH. Đường này mà thông, người dân phấn khởi vì đi lại thuận tiện, ai cũng mong nhà thầu tổ chức thi công theo chỉ đạo của Bộ GTVT. Khi hoàn thành sẽ rút ngắn và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu giữa các xã trong huyện. Hiện người dân từ Yên Quang, Phúc Tiến đều tới huyện đều đi trên tuyến đường này dù chưa hoàn thành. Chính quyền và người dân dọc tuyến mong muốn nhà đầu tư nghiên cứu, có giải pháp điều chỉnh thiết kế mặt cống dọc tuyến đường hợp lý, vì thực tế mặt cống cao hơn cả ruộng cấy. Qua mấy mùa mưa, ruộng thành ao không cấy cũng chẳng canh tác được. Người dân cũng mong muốn được chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

                                                                                                 Lê Chung


Các tin khác


Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Huyện Lạc Sơn phát triển sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Lạc Sơn hiện có 10 sản phẩm của 10 chủ thể được chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nhà ở xã hội

(HBĐT) - Việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội (NƠXH) trong thời gian qua nhằm thực hiện chủ trương bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và ổn định thị trường bất động sản. Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg, ngày 25/1/2017 về đẩy mạnh phát triển NƠXH. Tuy nhiên, việc phát triển NƠXH vẫn tiến triển rất chậm với nhiều khó khăn, vướng mắc.

Huyện Cao Phong: Nâng cao chất lượng cam phục vụ xuất khẩu

(HBĐT) - Sau khi tới thị trường Anh, cam Cao Phong bước đầu nhận được những phản hồi tích cực từ người tiêu dùng sở tại, đánh dấu sự trở lại của loại trái cây đặc sản miền Bắc trên thị trường thế giới sau hơn 40 năm. Đây là động lực lớn, tiền đề để các cấp chính quyền cũng như doanh nghiệp, HTX, nông dân trồng cam trên địa bàn huyện tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản đặc trưng của vùng đất Mường Thàng.

Tháo gỡ vướng mắc giải phóng mặt bằng dự án khu đô thị mới Trung Minh A

(HBĐT) - Dự án khu đô thị mới (KĐTM) Trung Minh A là dự án trọng điểm của tỉnh. Trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), một số hộ dân không nhận tiền đền bù, hỗ trợ, không bàn giao mặt bằng, ngăn cản không cho chủ đầu tư thi công, ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai dự án.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục