Chủ đầu tư dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi vừa cho biết về việc nhà thầu chính Hàn Quốc đã tự "sang tay", bán lại phần thi công các cầu tại gói thầu A5 cho các nhà thầu phụ.

 

Theo báo cáo của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) - chủ đầu tư dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, A5 là một trong 13 gói thầu xây lắp chính của dự án. Gói thầu thuộc đoạn tuyến Tam Kỳ - Quảng Ngãi được thực hiện bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB). Nhà thầu POSCO E&C trúng thầu theo hình thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế.

VEC đã ban hành quy trình phê duyệt nhà thầu phụ cho các dự án do Tổng công ty làm chủ đầu tư.

Theo đó, quy định cụ thể quy trình, trình tự, thủ tục, thẩm quyền, hồ sơ, tiêu chuẩn đánh giá về tính hợp lệ, năng lực kinh nghiệm thi công, năng lực tài chính, thiết bị, nhân lực và kế hoạch huy động...

Đối với gói thầu A5, tổng số thầu phụ được VEC chấp thuận là 11 đơn vị, trong đó có 8 là nhà thầu phụ về thi công xây lắp, 3 là nhà thầu phụ về phòng thí nghiệm hiện trường, quan trắc môi trường và khoan khảo sát, với tổng giá trị giao thầu là 800,9 tỷ đồng.

Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi được sửa chữa 

VEC cũng bác bỏ việc bán thầu tại gói A5. Theo lý giải của VEC, nhà thầu phụ công ty cổ phần hợp tác Thiên Ân và VINACONEX JSC được VEC chấp thuận làm thầu phụ với giá trị tạm tính là 542,94 tỷ đồng thi công toàn bộ hạng mục cầu thuộc gói thầu A5.

Tuy nhiên, nhà thầu công ty Thiên Ân vàVINACONEX JSC không đáp ứng được yêu cầu công việc nên phần khối lượng này được POSCO giao lại cho đơn vị khác thi công và được VEC chấp thuận.

Đó là xí nghiệp Cầu 17 với giá trị 259,3 tỷ đồng (thi công phần kết cấu phần dưới mố A1 đến trụ P10 và kết cấu nhịp dầm cầu Trà Khúc) và công ty cổ phần Xây dựng công trình 510 với giá trị 46,67 tỷ đồng (thi công các cầu OP24A, OP25, ORB28A, CB38).

VEC cho biết, các nhà thầu quốc tế (nhà thầu chính) sang Việt Nam thi công các công trình thường huy động nhân sự địa phường để quản lý về tiến độ, chất lượng công trình và đảm bảo nguồn tài chính thực hiện công trình.

Để thực hiện các hạng mục, nhà thầu chính có thể thuê các nhà thầu phụ hoặc thuê nhân công, máy móc thiết bị tại nước sở tại để tiết giảm chi phí. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, nhà thầu chính vẫn phải chịu trách nhiệm toàn bộ về chất lượng, tiến độ của công trình và chịu nghĩa vụ bảo hành (2 năm) theo quy định của hợp đồng.

"Như vậy, việc đưa thông tin nhà thầu gói thầu A5 POSCO bán thầu toàn bộ là chưa có cơ sở", lãnh đạo VEC quả quyết.

Gói thầu A5 (Km124+700-Km139+204) dự án xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đi qua các huyện Sơn Tịnh, Tư Nghĩa và Nghĩa Hành (Quảng Ngãi).

TheoVietNamNet

 

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục