Phần điểm về hoàn thuế giá trị gia tăng của Việt Nam bị đánh về 0 là một trong những lý do khiến chỉ số nộp thuế tụt 45 bậc trong Báo cáo môi trường kinh doanh 2019 (Doing Business 2019) vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Bà Đinh Thị Quỳnh Vân,
Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn PwC Việt Nam, đã có cuộc trao đổi với
báo chí về vấn đề đang nhận được nhiều chú ý.
- Báo cáo môi trường kinh doanh (Doing Business 2019) vừa được Ngân hàng Thế
giới công bố cho thấy, chỉ số nộp thuế của Việt Nam tụt xuống vị trí 131, rơi
45 bậc so với năm ngoài. Nguyên nhân của sự thay đổi này là gì, thưa bà?
Bà Đinh Thị Quỳnh Vân:Ta nhìn vào tiêu chí của WB thì thấy, riêng
về chỉ số nộp thuế, họ đánh giá theo các yếu tố: số lần nộp thuế, thời gian nộp
thuế, tổng mức thuế suất trên lợi nhuận và cuối cùng là chỉ số sau kê khai như
thòi gian hoàn thuế giá trị gia tăng, thanh kiểm tra thuế.
Trong số trên, số giờ nộp thuế trong Báo cáo môi trường kinh doanh 2019 không
đổi, số lần nộp thuế giảm từ 14 lần xuống 10 lần.
Tuy nhiên, lý do lớn nhất khiến thứ hạng thay đổi là sự thay đổi chính sách
trong khâu hoàn thuế giá trị gia tăng. Doanh nghiệp đánh giá được WB đưa ra là
một doanh nghiệp nhỏ không có hoạt động đầu tư, không có hoạt động xuất khẩu
trong năm khảo sát.
Trước kia, tại Việt Nam, đây là doanh nghiệp có thể được hoàn thuế giá trị gia
tăng nhưng hiện tại, các đơn vị này không thuộc diện được hoàn thuế. Bởi vậy,
điểm số riêng phần này của Việt Nam bằng 0.
- Quy định về hoàn thuế gia trị gia tăng như trên của Việt Nam có phù hợp
với thông lệ quốc tế không, thưa bà?
Bà Đinh Thị Quỳnh Vân:Với đối tượng là doanh nghiệp như trên, có nước
cho hoàn thuế, có nước hạn chế hoàn thuế. Thực tế, có nước không có thuế giá
trị gia tăng, có nước cho hoàn thuế sau 1-3 tháng hoặc sau 12 tháng.
Đó là chính sách của mỗi nước và mình không thể nói là thông lệ đúng hay không
đúng.
Bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Tổng Giám đốc Công ty
trách nhiệm hữu hạn PwC Việt Nam. (Ảnh: PV/Vietnam+)
- Vậy theo bà, Việt Nam cần cải thiện ra sao trong thời gian tới?
Bà Đinh Thị Quỳnh Vân:Ở đây có một số vấn đề. Một là thủ tục hành
chính có ảnh hưởng nhất định. Trong những năm qua ngành thuế đã triển khai
nhiều cải cách như kê khai, nộp thuế điện tử nên hiện thời gian kê khai nộp
thuế thấp.
Tuy nhiên, vấn đề thứ 2 là thời gian doanh nghiệp bỏ ra để chuẩn bị số liệu, tờ
khai thuế đang lớn. Vấn đề này tôi nghĩ cũng có vai trò của doanh nghiệp vì đây
là thời gian để các đơn vị chuẩn bị, cập nhật số liệu. Doanh nghiệp hiện vẫn
làm tờ khai thuế chiết xuất số liệu từ sổ kế toán ra bảng excel. Việc này tốn
nhiều thời gian. Trong khi ấy, doanh nghiệp có thể ứng dụng công nghệ thông tin
để quản lý số liệu từ phần mềm tài chính kế toán.
Một phần nữa cũng ảnh hưởng là chính sách. Ví dụ như việc thay đổi chính sách
hoàn thuế giá trị gia tăng để giảm thiểu gian lận nhưng phía WB lại tính Việt
Nam 0 điểm. Tuy nhiên, đó là sự cân bằng giữa yếu tố về quản lý chính sách và
thủ tục.
- Như bà nói, thời gian nộp thuế vẫn chủ yếu nằm ở khâu chuẩn bị của doanh
nghiệp. Vậy, cơ quan chức năng cần hỗ trợ các doanh nghiệp ra sao thưa bà?
Bà Đinh Thị Quỳnh Vân:Trước đây, việc này đã được làm khá nhiều và
giúp giảm vài trăm giờ. Một loạt các biện pháp đã được đưa ra để bỏ các yêu cầu
không cần thiết trong tờ khai thuế. Đó cũng có thể là việc cần rà soát
tiếp.
Về áp dụng công nghệ thông tin, doanh nghiệp được WB lựa chọn là doanh nghiệp
nhỏ, không phải doanh nghiệp lớn nên việc ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn
chế.
Tuy nhiên, nhiều nước có chính sách kế toán, thuế đơn giản hơn cho doanh nghiệp
vừa và nhỏ. Ta nên có chính sách thuế, chế độ kế toán đơn giản phù hợp hơn cho
doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Cảm ơn bà đã dành thời gian trao đổi!
Theo báo cáo của WB, thời gian nộp thuế của
Việt Nam trong Doing Business 2019 là 498 giờ, trong đó thuế là 351 giờ và bảo
hiểm xã hội là 147 giờ, không thay đổi so với năm ngoái. Trong số 351 giờ nộp
thuế, có 334 giờ là thời gian dành cho việc tính toán số liệu và chuẩn bị tờ
khai. Thời gian cho việc nộp tờ khai và nộp thuế là 17 giờ.
Số lần nộp thuế của Việt Nam là 10 lần, giảm 4 lần so với năm ngoái. Tổng mức
thuế suất trên lợi nhuận là 37,8%, giảm 0,3% so với 38,1% so với kết quả năm
2018.
TheoVietNamPlus
(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.
(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.
(HBĐT) - Triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Lạc Sơn hiện có 10 sản phẩm của 10 chủ thể được chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh.
(HBĐT) - Việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội (NƠXH) trong thời gian qua nhằm thực hiện chủ trương bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và ổn định thị trường bất động sản. Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg, ngày 25/1/2017 về đẩy mạnh phát triển NƠXH. Tuy nhiên, việc phát triển NƠXH vẫn tiến triển rất chậm với nhiều khó khăn, vướng mắc.
(HBĐT) - Sau khi tới thị trường Anh, cam Cao Phong bước đầu nhận được những phản hồi tích cực từ người tiêu dùng sở tại, đánh dấu sự trở lại của loại trái cây đặc sản miền Bắc trên thị trường thế giới sau hơn 40 năm. Đây là động lực lớn, tiền đề để các cấp chính quyền cũng như doanh nghiệp, HTX, nông dân trồng cam trên địa bàn huyện tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản đặc trưng của vùng đất Mường Thàng.
(HBĐT) - Dự án khu đô thị mới (KĐTM) Trung Minh A là dự án trọng điểm của tỉnh. Trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), một số hộ dân không nhận tiền đền bù, hỗ trợ, không bàn giao mặt bằng, ngăn cản không cho chủ đầu tư thi công, ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai dự án.