(HBĐT) - Đó là định hướng quan trọng giúp ngành NN&PTNT triển khai hiệu quả hoạt động khuyến nông trong suốt 25 năm qua (1993 – 2018), đồng thời cũng là chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh khi phê duyệt Đề án "Khuyến nông trọng điểm tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 - 2020”.


Cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh hướng dẫn nông dân xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) cách phối trộn thức ăn thô xanh để nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia súc, gia cầm tại địa phương.Ảnh: p.v

Theo đồng chí Trần Văn Tiệp, Giám đốc Sở NN&PTNT: Trong bối cảnh khát vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thì việc xác định rõ các trọng điểm để ưu tiên đầu tư sẽ giúp chúng ta tập trung nguồn lực hơn, từ đó gia tăng hiệu quả các hoạt động, góp phần đắc lực thực hiện thành công chương trình tái cơ cấu ngành NN&PTNT.

Cụ thể, với tổng kinh phí thực hiện Đề án Khuyến nông trọng điểm giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 200 tỷ đồng (bình quân 40 tỷ đồng/năm), Sở NN&PTNT đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo trúng các chương trình, dự án cần ưu tiên để có thể biến nguồn lực đầu tư thành cú huých đáng kể trong từng lĩnh vực sản xuất. Theo đó, trong lĩnh vực trồng trọt có 5 chương trình được ưu tiên nguồn lực đầu tư, gồm phát triển sản xuất cây ăn quả có múi; phát triển sản xuất rau an toàn; cải tạo vườn tạp; nâng cao chất lượng sản xuất mía ăn tươi; sản xuất giống cây trồng hàng năm chủ lực. Trong lĩnh vực chăn nuôi, có 3 dự án ưu tiên là phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm bản địa gắn với xây dựng thương hiệu; phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ theo hướng thâm canh và phát triển nuôi ong. Trong lĩnh vực thủy sản, dự án ưu tiên phát triển nuôi trồng thủy sản tại các thủy vực và hồ chứa. Trong lĩnh vực lâm nghiệp, chương trình khuyến nông trọng điểm sẽ tập trung vào việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, quy trình kỹ thuật và sản xuất, kinh doanh để phát triển trồng rừng gỗ lớn, lâm sản ngoài gỗ. Như vậy, với nguồn lực đầu tư còn hạn chế, các hoạt động khuyến nông trong khuôn khổ Đề án khuyến nông trọng điểm giai đoạn 2016 - 2020 đã và sẽ được triển khai đúng trọng tâm, đảm bảo tối ưu hóa nguồn lực.

Nhìn lại quá trình 25 năm hoạt động của hệ thống khuyến nông có thể thấy: Xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm và chương trình ưu tiên cũng chính là "kim chỉ nam” hữu hiệu giúp hệ thống khuyến nông của tỉnh hoạt động hiệu quả trong bối cảnh có nhiều thách thức về nguồn lực. Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, cùng với nỗ lực kiện toàn hệ thống từ cấp tỉnh đến cơ sở, mạng lưới khuyến nông rộng khắp trên địa bàn tỉnh đã thực hiện 3 nhiệm vụ trọng tâm của công tác khuyến nông. Một là, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác chỉ đạo sản xuất, trực tiếp bằng các dịch vụ khuyến nông hoặc thông qua các hoạt động thông tin tuyên truyền để hướng dẫn nông dân áp dụng tiến bộ KHKT trong sản xuất nông nghiệp. Hai là, xây dựng các mô hình khuyến nông để chuyển giao tiến bộ KHKT, thúc đẩy phát triển sản xuất. Ba là, triển khai các hoạt động đào tạo, tập huấn để nâng cao năng lực cho cán bộ và nông dân.

Bám sát nhiệm vụ trọng tâm, từ khi thành lập đến nay, toàn hệ thống khuyến nông đã xây dựng được trên 2.000 điểm trình diễn tiến bộ kỹ thuật với trên 7 vạn lượt hộ tham gia; tổ chức trên 15.000 lớp đào tạo, tập huấn cho gần 40 vạn lượt cán bộ và nông dân; tổ chức trên 700 cuộc thăm quan, hội thảo với trên 1 vạn người tham dự; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng với hàng vạn ấn phẩm báo chí, tờ rơi, sách mỏng, lồng ghép tuyên truyền qua các hội thi, hội nghị…

Từ nay đến năm 2020, hệ thống tiếp tục tăng cường các hoạt động trên cơ sở bám sát nhiệm vụ trọng tâm và chương trình ưu tiên trong Đề án khuyến nông trọng điểm giai đoạn 2016 - 2020. Dự kiến trong 5 năm sẽ xây dựng khoảng 700 mô hình trình diễn, thực hiện chuyển giao kỹ thuật cho 15.000hộ nông dân về các nội dung ưu tiên trong tái cơ cấu ngành. Đặc biệt, phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ có khoảng 10.000 nông dân được đào tạo nghề, 20.000 nông dân được huấn luyện tay nghề theo phương pháp lớp học hiện trường, nâng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề nông nghiệp đạt 55%... Đây chính là mục tiêu quan trọng hàng đầu để thông qua đó, hệ thống khuyến nông tiếp tục đóng góp hiệu quả vào việc tạo ra lớp nông dân mới điển hình, hướng tới thực hiện thành công quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Thu Trang


Các tin khác


"Kích hoạt" công tác xuất khẩu lao động trong tình hình mới

(HBĐT) - Năm 2022, toàn tỉnh có 720 lao động được tuyển dụng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, vượt 240% kế hoạch năm. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), kết quả đạt được chưa bền vững, số lượng lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài còn thấp so với trung bình cả nước. Đồng thời, công tác tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động (XKLĐ) còn gặp khó. Tháo gỡ những nút thắt trong xuất khẩu lao động

Xuất khẩu rau quả: Tiềm năng từ thị trường tỷ dân

Kể từ khi mở cửa từ đầu năm nay, Trung Quốc vẫn được đánh giá là thị trường tỷ dân đầy tiềm năng của rau quả Việt Nam.

Huyện Mai Châu: Lấy ý kiến của Nhân dân về thực hiện dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

(HBĐT) - Ngày 16/3, UB MTTQ huyện Mai Châu tổ chức hội nghị lấy ý kiến của Nhân dân xã Tân Thành, Sơn Thủy về thực hiện dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Sơn La). Dự hội nghị có đại diện MTTQ tỉnh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh và hơn 300 hộ dân của 4 xóm thuộc xã Tân Thành, đại diện xã Sơn Thủy.

Huyện Lạc Sơn gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn

(HBĐT) - Ngày 17/3, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức gặp mặt các doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư (NĐT), hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh trên địa bàn huyện. 

Hội Liên hiệp phụ nữ tp Hòa Bình: Đề án 939 đồng hành cùng phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp

(HBĐT) - Thực hiện Đề án 939 về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP Hòa Bình đã có nhiều hoạt động thiết thực đồng hành cùng phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh. Nhờ các chương trình hỗ trợ của Đề án 939 đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, phụ nữ.

Tổng nguồn vốn huy động đạt gần 40.600 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, tổng nguồn vốn huy động trên toàn địa bàn đến cuối tháng 2/2023 của các tổ chức tín dụng đạt gần 40.600 tỷ đồng, tăng 0,9% so với đầu năm, trong đó, vốn huy động từ tổ chức và dân cư đạt khoảng 30.500 tỷ đồng, tăng 1,3%, huy động tiền gửi từ dân cư chiếm trên 72,5%/vốn huy động. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục