(HBĐT) - Những năm gần đây, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, thương mại điện tử (TMĐT) ở nước ta phát triển nhanh. Hoạt động kinh doanh, mua bán trực tuyến ngày càng phổ biến, đem lại lợi ích lớn cho cả doanh nghiệp, người tiêu dùng và nền kinh tế. Trong bối cảnh Chính phủ có chủ trương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để bắt kịp với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, thời gian tới, TMĐT dự báo sẽ có bước đột phá.


Cửa hàng TOKYOLIFE Hòa Bình (phường Phương Lâm, TP Hòa Bình) nhận thanh toán bằng QR PAY trên ứng dụng Mobile Banking, cho phép khách hàng dùng điện thoại di động quét mã QR thanh toán nhanh. 

Thời gian qua, TMĐT ở tỉnh ta cũng có bước phát triển. Tỉnh đã triển khai các giải pháp, hoạt động hỗ trợ đẩy mạnh phát triển TMĐT, nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, tăng cường hiệu quả QLNN. Mạng lưới viễn thông, internet có tốc độ phát triển nhanh, rộng khắp trong toàn tỉnh với chất lượng tốt, nhiều loại hình đa dạng phục vụ nhân dân, doanh nghiệp.
 
Ngày 28/4/2016, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1155/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch phát triển TMĐT tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2016-2020. Theo phòng Quản lý thương mại (Sở Công Thương), sau 3 năm triển khai thực hiện đã có 710 lượt CB, CC, VC, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về TMĐT. 95% cán bộ QLNN và doanh nghiệp biết đến lợi ích của TMĐT. 50% trang thông tin điện tử của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến ở mức độ 3 và 10% dịch vụ mức độ 4. Khoảng 70% giao dịch giữa cơ quan hành chính Nhà nước với doanh nghiệp và công dân được thực hiện trực tuyến qua cổng thông tin điện tử hoặc qua bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Chữ ký số và chứng thực chữ ký số để đảm bảo an toàn, bảo mật cho các giao dịch TMĐT được áp dụng.

Tỉnh khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng website TMĐT. Các hình thức thanh toán TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), doanh nghiệp với khách hàng (B2C), doanh nghiệp với cơ quan Nhà nước (B2G), các cá nhân với nhau (C2C), cơ quan Nhà nước với cá nhân (G2C) được ứng dụng rộng rãi. 50% hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cơ sở phân phối hiện đại, đơn vị cung cấp điện, nước, viễn thông, truyền thông, du lịch, vận tải cho phép sử dụng phương thức thanh toán bằng thẻ và qua phương tiện điện tử. 45% doanh nghiệp ứng dụng phần mềm phục vụ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh. 

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa nhận thức được vai trò to lớn của TMĐT mang lại nên thiếu đầu tư, quan tâm. Thực thi các văn bản quy phạm pháp luật còn có bất cập. Việc kiểm tra chất lượng, nhãn mác hàng hóa giao dịch trên mạng internet còn khó khăn. Nhiều người dân phàn nàn về việc mua hàng trực tuyến nhưng khi nhận sản phẩm chất lượng, mẫu mã đôi khi không như quảng bá, giới thiệu. 

Để thúc đẩy TMĐT phát triển, theo Trưởng phòng Quản lý thương mại (Sở Công Thương) Trần Trung Hiếu: Cần tuyên truyền nâng cao nhận thức về TMĐT, trước hết là xu thế và pháp luật về lĩnh vực này. Hàng năm tổ chức rà soát, thanh, kiểm tra nắm vững tình hình, làm cơ sở cho việc triển khai chính sách và thực thi pháp luật. Tập huấn cho cán bộ QLNN, cộng đồng doanh nghiệp, thanh niên khởi nghiệp, sinh viên về TMĐT theo địa phương và lĩnh vực kinh doanh. Trong phát triển và ứng dụng công nghệ, dịch vụ TMĐT, khuyến khích doanh nghiệp sử dụng phần mềm mã nguồn mở, các tiện ích thanh toán qua phương tiện điện tử. Hàng năm, tổ chức hội nghị kết nối doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cho thuê thiết bị tính toán, phần mềm và các dịch vụ cung cấp chữ ký số… với doanh nghiệp trong tỉnh. 

Bên cạnh đó, củng cố tổ chức, nâng cao hiệu quả và năng lực QLNN về TMĐT như: Xây dựng hệ thống quản lý thông tin doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Cung cấp, cập nhật thông tin về tiềm năng xuất khẩu của tỉnh và danh bạ doanh nghiệp xuất khẩu trên Cổng thông tin xuất khẩu Việt Nam. Khai thác thông tin trên Cổng thông tin thị trường nước ngoài… Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng website TMĐT; tham gia các sàn giao dịch TMĐT;   ứng dụng TMĐT thông qua các công cụ kinh doanh điện tử (e-business); kinh doanh TMĐT theo mô hình B2C thông qua chứng nhận website TMĐT uy tín (safeweb); ứng dụng marketing trực tuyến nhằm xây dựng thương hiệu trên môi trường internet. 

 
                                                                                  Cẩm Lệ


Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục