(HBĐT) - Năm 2019 là năm "nước rút" triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Trong đó, chỉ tiêu tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là 1 trong 9 chỉ tiêu nếu duy trì mức độ phát triển các năm trước sẽ đạt và vượt mục tiêu kế hoạch. Phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trao đổi với đồng chí Phạm Tiến Dũng, Giám đốc Sở Công Thương về những quyết tâm, nỗ lực của ngành trong triển khai các giải pháp để kim ngạch xuất khẩu của tỉnh năm 2019 tiếp tục có sự bứt phá.


 

P.V: Xin đồng chí cho biết những thuận lợi,thách thức đối với ngành Công Thương trong năm 2019 để thực hiện mục tiêu Nghị quyết số 05-NQ/ĐH Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI?

Đồng chí Phạm Tiến Dũng:Năm 2018, cùng với sự phát triển của cả nước, tình hình KT-XHtỉnh ta đạt được những con số khả quan. Trong đó, đặc biệt là hoạt động xuất, nhập khẩu với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1.106,42 triệu USD. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩucó sự chuyển dịch từ xuất khẩu thô sang xuất khẩu tinh.Thị trường xuất khẩu được mở rộng nhờ tranh thủ cơ hội mới từ các Hiệp định thương mại tựdo (FTA) thế hệ mới. Theo đà đó, môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnhtiếp tục cải thiện mạnh mẽ. Việc Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực vào năm 2019, Hiệp địnhthương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)dự kiến có hiệu lực vào năm 2019 đã,đang tạo sức hút mới cho đầu tư trực tiếp nước ngoài, giúp các doanh nghiệp có thêm năng lực sản xuất mới.

Bên cạnh đó, thị trường quốc tế năm 2019 dự báo còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, biến động. Nguy cơ leo thang của một cuộc chiến tranh thương mại đang hiệu hữu sẽ ảnh hưởng xấu tới chuỗi cung ứng trong khu vực, có thể gây khó khăn cho các ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu trong nước. Việc bị hạn chế xuất khẩu vào thị trường Mỹ buộc Trung Quốc phải gia tăng xuất khẩu vào các thị trường khác, trong đó có Việt Nam. Điều này cũng có thể gây khó cho các doanh nghiệp trên thị trường trong nước.


Công ty CP may Việt - Hàn tại thành phố Hòa Bình đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo tiến độ các đơn đặt hàng của đối tác nước ngoài.

Mục tiêu Nghị quyết số 05-NQ/ĐH của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 là tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động mọi nguồn lực để phát triển KT - XH nhanh, bền vững, phấn đấu đưa kinh tế tỉnh đạt trung bình của cả nước... Chỉ tiêu cụ thế đối với ngành Công Thương là kim ngạch xuất nhập khẩu tăng gấp 3,5 lần so với năm 2015. Những năm qua, dưới sự quan tâm, hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Bộ Công Thương, sự phối hợp có hiệu quả của các cấp, ngành, ngành Công Thương luôn thực hiện tốt nhiệm vụ, kế hoạch được giao. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm vượt kế hoạch đề ra, tốc độ tăng trung bình các năm là 31%.

P.V: Vậy ngành Công Thương đã có bước khởi động như thế nào trong năm 2019, thưa đồng chí?

Đồng chí Phạm Tiến Dũng:Chỉ tiêu đặt ra đối với kim ngạch xuất, nhập khẩu của tỉnh năm 2019 đạt 1.425 triệu USD, trong đó xuất khẩu 790 triệu USD, nhập khẩu 635 triệu USD.

Hai tháng đầu năm, mặc dù trùng với tháng giáp Tết Nguyên đán, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa tăng cao phục vụ cho sản xuất hàng Tết nhưng vẫn đảm bảo giá trị thặng dư kim ngạch xuất,nhập khẩu. Ngay từ đầu năm, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnhphát động phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh. Kim ngạch xuất khẩu tháng 2 ước đạt 53,7 triệu USD, lũy kế 2 tháng đầu năm ước đạt 107,921 triệu USD, tăng 15,02% so với cùng kỳ, đạt 13,66% kế hoạch năm. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa ước đạt 107,371 triệu USD, xuất khẩu dịch vụ ước đạt 6,55 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 87,451 triệu USD, tăng 22,51% so với cùng kỳ, đạt 13,77% kế hoạch năm. Đóng góp chính cho tăng trưởng xuất khẩu là mặt hàng điện tử, dệt may, kim loại, ván gỗ ép.

Các doanh nghiệp của tỉnhđang có xu hướng đầu tư mạnh hơn để nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo đà cho tăng trưởng xuất khẩu bền vững. Hoạt động nhập khẩu tập trung vào các loại hàng hóa như nguyên liệu, máy móc thiết bị phục vụ mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, nỗ lực vươn lên sáng tạo... Đây là yếu tố giúp kim ngạch xuất khẩu có cơ hội tăng trưởng mạnh hơn.

P.V: Để tạo dấu ấn mạnh mẽ hơn đối với kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2019, ngành Công Thương sẽ quyết liệt thực hiện những vấn đề gì thưa đồng chí?

Đồng chí Phạm Tiến Dũng:Để bứt phá trong thực hiện chỉ tiêu nghị quyết về kim ngạch xuất, nhập khẩu, ngành Công Thương đang tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. Tăng cường công tác thu hút đầu tư; đẩy mạnh xây dựng, phát triển và đăng ký bảo hộ các thương hiệu quốc gia, các sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Tổ chức triển khai thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế của Việt Nam, đảm bảocho quá trình hội nhập của Việt Nam một cách hiệu quả và bền vững hơn. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh các sản phẩm nông sảntại các thị trường lớn, các thị trường có tiềm năng. Tận dụngcơ hội từ các hiệp định thương mại tự do đã ký. Tập trung rà soát các dự án, đặc biệt là các dự án sản xuất hàng xuất khẩu, kịp thời tháo gỡ khó khăn để sớm đưa các dự án vào vận hành, tạo nguồn hàng cho xuất khẩu. Triển khai các giải pháp, cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợđể nâng cao hàm lượng giá trị nội địa trong sản phẩm xuất khẩu. Làm việc với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong ngành để nắm bắt các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp, kiến nghị, triển khai các giải pháp tháo gỡ.

P.V: Trân trọng cảm ơn đồng chí!


Bùi Minh (TH)


Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục