(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Hòa Bình năm 2019.


Theo đó, mục tiêu đề ra là phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 14,74% cuối năm 2018 xuống còn 11,74% cuối năm 2019. Tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững từ nay đến năm 2020, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn phù hợp với tiêu chí nông thôn mới. Đảm bảo 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu, đủ điều kiện được vay vốn tín dụng ưu đãi. Đảm bảo 100% người nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện KT - XH khó khăn; người sinh sống tại vùng có điều kiện KT - XH đặc biệt khó khăn, đối tượng bảo trợ xã hội được cấp thẻ BHYT. Tiếp tục hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, tăng số hộ được sử dụng nước sạch để giảm chiều thiếu hụt về nước sạch. Thu nhập của hộ gia đình tham gia các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo tăng 20%/năm trở lên; bình quân mỗi năm có ít nhất 15% hộ gia đình tham gia thoát nghèo, cận nghèo...

Để đạt được các mục tiêu đề ra, UBND tỉnh yêu cầu triển khai đồng bộ các chủ trương, cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn. Phát huy kết quả đạt được, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo năm 2019. Trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như: (1) Triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2019 ngay sau khi được phân bổ vốn. (2) Tổ chức thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo vào quý IV/2019, chống bệnh thành tích, quan liêu; phản ánh đúng thực trạng của địa phương. Chỉ đạo hình thành đội ngũ điều tra viên chuyên nghiệp, có đủ năng lực, đạo đức, trình độ chuyên môn, am hiểu địa bàn thực tế để trực tiếp điều tra, rà soát, phân loại hộ nghèo, cận nghèo đảm bảo chính xác, công bằng, không bỏ sót đối tượng. (3) Thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án để tập trung hỗ trợ giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, trong đó ưu tiên nguồn lực phù hợp từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đầu tư trước cho các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao. Bố trí nguồn lực thực hiện tốt Đề án hỗ trợ 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn đã được UBND tỉnh phê duyệt. (4) Đẩy mạnh tuyên truyền mục tiêu giảm nghèo sâu rộng đến các cấp, các ngành, các tầng lớp dân cư và người nghèo nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong công tác giảm nghèo; khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo; vận động nhân dân cùng góp sức thực hiện công tác giảm nghèo; tiếp nhận, sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo, vươn lên khá giả. Tổ chức thực hiện tốt phong trào thi đua "Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”. (5) Tiếp tục vận động nhiều nguồn lực từ xã hội để phục vụ thực hiện công tác giảm nghèo như vận động quỹ "Ngày vì người nghèo”. Đẩy mạnh chương trình giúp đỡ các xã nghèo, thôn nghèo để tăng cường hỗ trợ cho hộ nghèo, thôn, xã đặc biệt khó khăn và huyện nghèo. (6) Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện tại địa phương, cơ sở; phát hiện và xử lý nghiêm các biểu hiện, vụ việc vi phạm, lợi dụng chính sách, nguồn lực đầu tư cho giảm nghèo; biểu dương kịp thời các gương điển hình, các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp, nỗ lực vươn lên thoát nghèo. (7) Thực hiện có hiệu quả các chính sách giảm nghèo chung, như: tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hỗ trợ về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, hỗ trợ tiếp cận thông tin, thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo.


H.N


Các tin khác


Nông dân lao đao vì giá lợn hơi sụt giảm

(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...

 Đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.

Tăng trưởng xanh trông vào nguồn vốn tư nhân

Dự kiến từ nay đến năm 2030 ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng tối đa 30% nhu cầu vốn tăng trưởng xanh cho doanh nghiệp. Do đó, cần có cơ chế thúc đẩy chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các công cụ tài chính xanh.

Trao bằng bảo hộ và chứng nhận nhãn hiệu “Rượu Mai Hạ”

(HBĐT) - Ngày 28/3, tại xã Mai Hạ, UBND huyện Mai Châu tổ chức lễ công bố, trao bằng bảo hộ và chứng nhận nhãn hiệu (CNNH) "Rượu Mai Hạ” cho sản phẩm rượu của huyện Mai Châu.

Ngành Ngân hàng kết nối hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất – kinh doanh

(HBĐT) - Những năm qua, ngành Ngân hàng tỉnh Hòa Bình đã chủ động, tích cực đầu tư vốn tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế, đặc biệt là đáp ứng các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh (SX-KD) của  doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh, góp phần phát triển KT-XH của địa phương.

WB cảnh báo về triển vọng kinh tế toàn cầu đến năm 2030

WB cho biết GDP của kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại trên diện rộng và việc không thể đảo ngược quá trình này sẽ tác động sâu sắc đến khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm đói nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục