(HBĐT) - Hồ Hòa Bình là một trong những hồ nhân tạo lớn, diện tích ở tỉnh ta khoảng 8.900 ha, trải dài trên địa bàn 19 xã thuộc 5 huyện, thành phố. Nơi đây có hệ thủy sinh đa dạng, phong phú, nước hồ sạch, đặc biệt nhiều loại cá quý, đặc hữu, rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi cá. Thời gian qua, có nhiều tổ chức, cá nhân đã đầu tư, liên kết nuôi cá sông Đà theo chuỗi giá trị, bảo đảm an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường, bước đầu tạo sự phát triển bền vững.


 

Công ty TNHH Thủy sản Hải Đăng là một trong những doanh nghiệp tham gia dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cá sông Đà theo chuỗi giá trị. Công ty ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào nuôi cá, đầu tư trang thiết bị tại khu thu gom, sơ chế sản phẩm; đầu tư thiết bị dụng cụ tại cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm trong chuỗi; hướng dẫn, giám sát các hộ dân, cơ sở tham gia dự án tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong việc chăn nuôi.Các quy trình nuôi được tuân thủ nghiêm ngặt, bảo đảm sản xuất an toàn. Từ khi áp dụng tiêu chuẩn nuôi cá theo chuỗi giá trị, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), chất lượng sản phẩm cá được cải thiện đáng kể.

Ông Nguyễn Văn Toản, Giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Hải Đăng cho biết: Đến nay, công ty duy trì hoạt động ổn định với 170 lồng,nuôi các loại cá chủ yếu như: trắm, chép, lăng, vược... với sản lượng ổn định từ 300-330 tấn/năm. Sản phẩm cá sông Đà được tiêu thụ khá ổn định tại các nhà hàng, khách sạn khu vực miền Bắc, trong đó tập trung ở thị trường Hà Nội.


 

Công ty TNHH Thủy sản Hải Đăng nuôi cá sông Đà theo tiêu chuẩn Vietgap,sản phẩm được tiêu thụ khá ổn định tại các nhà hàng, khách sạn khu vực miền Bắc, trong đó tập trung ở thị trường Hà Nội.

Theo ông Toản, hiệu quả mô hình liên kết nuôi cá sông Đà theo chuỗi giá trị đạt hiệu quả cao.Tuy nhiên, thời gian tham gia mô hình liên kết bó gọn trong 18 tháng, trong khi đónuôi cá sông Đà theo chuỗi cần từ 24 tháng trở lên thì cá mới đạt trọng lượng khoảng 2,5-3kg/con (cá trắm), mới bảo đảm chất lượng, đáp ứng với nhu cầu thị trường. Mặt khác, đối với các hộít có điều kiện đầu tư chăn nuôi nên đãảnh hưởng đến năng suất,chất lượng cá.

Dự án liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cá đặc sản sông Đà được triển khaitừ năm 2017-2018 trên địa bàn 5 huyện, thành phố. Tại xã Thái Thịnh, thành phố Hòa Bình có 2 doanh nghiệp tham gia là Công ty TNHH Thủy sản Hải Đăng và Công ty TNHH Xây dựng và dịch vụ Cường Thịnh với quy mô 240 lồng, sản lượng khoảng 800 tấn/ha. Tại xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc có HTX dịch vụ sản xuất,kinh doanh nông, lâm nghiệp Hiền Lương với khoảng 10 hộ tham gia, quy mô 93 lồng cá, sản lượng 300 tấn/ha. Sản phẩm theo chuỗi là các loại cá đặc sản như: lăng đen, lăng vàng, lăng chấm, ngạnh, tầm; các loại cá truyền thống như: trắm, chép, rô phi. Các cơ sở, hộ gia đình được hỗ trợ tập huấn, kinh phí mua con giống, hướng dẫn áp dụng quy phạm thực hành sản xuất Vietgap và các quy định về ATVSTP; hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá tiêu thụ sản phẩm…

 

Đồng chí Nguyễn Hữu Tài, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản cho biết: Việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đã tạo ra các sản phẩm an toàn, bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng, khai thác được tiềm năng đặc thù, phát triển và quảng bá sản phẩm cá sông Đà của tỉnh. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh liên kết, áp dụng quy trình chăn nuôi Vietgap đã giảm lượng thức ăn thừa, giảm chi phí sản xuất, giảm bớt các khâu trung gian, khắc phục được tình trạng thương lái ép giá, sản phẩm đầu ra ổn định. 

Sau khi được chứng nhận sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm, rõ thông tin nguồn gốc sản phẩm, giá bán sản phẩm trong dự án cao hơn giá bán của sản phẩm cùng loại từ 20-30% đang lưu thông trên thị trường khi chưa được kiểm soát và chứng nhận về chất lượng. Các công ty, hợp tác xã tham gia dự án làm tốt vai trò, tránh nhiệm tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, chú trọng quảng bá, giới thiệu sản phẩm cá sông Đà đến người tiêu dùng;đã xây dựng cửa hàng thực phẩm sạch Hòa Bình, xây dựng các cơ sở đại lý, cung ứng sản phẩm cá sông Đà tại các siêu thị lớn tại thành phố Hà Nội như: Hệ thống siêu thị Big C tại miền bắc, siêu thị Firimac...

Để tạo sự phát triển bền vững cho nghề nuôi trồng thủy sản, tỉnh khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia nuôi cá sông Đà theo tiêu chuẩn ATVSTP, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giữ gìn thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cá sông Đà.

 

 

L.C

Các tin khác


Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Huyện Lạc Sơn phát triển sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Lạc Sơn hiện có 10 sản phẩm của 10 chủ thể được chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nhà ở xã hội

(HBĐT) - Việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội (NƠXH) trong thời gian qua nhằm thực hiện chủ trương bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và ổn định thị trường bất động sản. Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg, ngày 25/1/2017 về đẩy mạnh phát triển NƠXH. Tuy nhiên, việc phát triển NƠXH vẫn tiến triển rất chậm với nhiều khó khăn, vướng mắc.

Huyện Cao Phong: Nâng cao chất lượng cam phục vụ xuất khẩu

(HBĐT) - Sau khi tới thị trường Anh, cam Cao Phong bước đầu nhận được những phản hồi tích cực từ người tiêu dùng sở tại, đánh dấu sự trở lại của loại trái cây đặc sản miền Bắc trên thị trường thế giới sau hơn 40 năm. Đây là động lực lớn, tiền đề để các cấp chính quyền cũng như doanh nghiệp, HTX, nông dân trồng cam trên địa bàn huyện tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản đặc trưng của vùng đất Mường Thàng.

Tháo gỡ vướng mắc giải phóng mặt bằng dự án khu đô thị mới Trung Minh A

(HBĐT) - Dự án khu đô thị mới (KĐTM) Trung Minh A là dự án trọng điểm của tỉnh. Trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), một số hộ dân không nhận tiền đền bù, hỗ trợ, không bàn giao mặt bằng, ngăn cản không cho chủ đầu tư thi công, ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai dự án.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục