(HBĐT) - Ngày càng thu hút nhiều doanh nghiệp thương mại, người dân tham gia, ủng hộ chương trình; thị hiếu tiêu dùng thay đổi, trọng thương hiệu Việt hơn các thương hiệu quốc tế đối với nhiều mặt hàng; tỷ lệ tiêu dùng hàng Việt tăng cao so với giai đoạn trước... Đó là những hiệu ứng tốt đẹp sau 10 năm triển khai thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trên địa bàn tỉnh.


Tiên phong trong tham gia, ủng hộ chương trình là Công ty CPTM Định Nhuận,địa chỉ tại tổ 5, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình). Những năm qua, công ty đã ưu tiên và dành tới 90% lượng hàng hóa phân phối, trưng bày tại mạng lưới bán buôn, bán lẻ là hàng Việt.Công ty còn phân phối các sản phẩm hàng tiêu dùng Việt đến hơn 1.000 cửa hàng, điểm bán lẻ trên phạm vi 11 huyện, thành phố, rải đều ở khu vực nông thôn, vùng sâu,xa. Bên cạnh đó, tích cực tham gia các hoạt động bán hàng Việt khuyến mại, bình ổn giá, tập trung vào các dịp lễ, Tết nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong nước phân phối, tiêu thụ hàng hóa, mở rộng thị trường.


Hoàng Sơn PLAZA (TP Hòa Bình) đưa trên 80% sản phẩm hàng Việt vào cung ứng, phụcvụ nhu cầu mua sắm của nhân dân.

Dành ưu tiên và tin tưởng khi tiêu dùng hàng Việt, chị Nguyễn Thị Hiền, công tác tại Trường tiểu học Phong Phú (Tân Lạc) chia sẻ: Trước đây, tôi quan tâm nhiều đến hàng hóa xuất xứ nước ngoài. Tuy nhiên, khi Cuộc vận động được phát động đã tác động đến tâm lý của bản thân tôi là người Việt. Khi đã quan tâm tôi thấy sản phẩm hàng Việt thật sự cải tiến nhiều trong mấy năm gần đây. Đơn cử về mẫu mã đa dạng hơn, chất lượng yên tâm và hàng hóa cũng ngày càng phong phú. Ông Bùi Văn Phong, nông dân xóm Cha, xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn) bày tỏ: Người dân vùng sâu,xa chúng tôi những năm gần đây tin tưởng chọn hàng Việt. Cần mua bất cứ thứ gì đều chú ý đến hàng Việt trước tiên vì so sánh với hàng hóa của Trung Quốc, hàng Việt có giá cả cạnh tranh mà sản xuất trong nước chắc chắn yên tâm hơn về chất lượng. Một ưu điểm nữa là hàng hóa Việt Nam ngày càng được phân phối trên phạm vi rộng khắp nên người dân vùng sâu,xa dễ dàng tiếp cận tiêu dùng.

Một chuyển biến quan trọng theo đồng chí Hoàng Đức Chính, Phó Giám đốc Sở Công Thương là nhờ hiệu quả của công tác tuyên truyền, vận động từng bước làm thay đổi nhận thức, hành vi của đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động và đông đảo người tiêu dùng hàng Việt. Cùng với đó, làm thay đổi phần lớn nhận thức, hành vi của người sản xuất. Chất lượng hàng Việt được chú trọng hơn cả về mẫu mã và kiểu dáng, lợi ích của người tiêu dùng được quan tâm đảm bảo hơn. Giai đoạn 10 năm (2009 - 2019), công tác tuyên truyền về cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", phổ biến pháp luật, thông tin thị trường được kết hợp nhiều hình thức, từ tuyên truyền miệng, trên các phương tiện thông tin đại chúng đến các hội nghị, tập huấn... để đạt được kết quả đồng bộ nhất, tác động đến ý thức, định hướng hành động của nhân dân. Mặt khác, thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm để người tiêu dùng tiếp cận gần hơn nữa với Chương trình hành động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Tăng cường các hoạt động kết nối giữa doanh nghiệp và địa phương, tạo điều kiện để doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nội địa.

Đặc biệt, triển khai các chương trình hưởng ứng cuộc vận động, ngành Công Thương với vai trò nòng cốt đã tổ chức 2 lớp bồi dưỡng kiến thức về kỹ năng bán hàng và phân phối hàng hóa. Xây dựng 3 điểm bán hàng Việt Nam cố định tại xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn), xã Cao Sơn (Đà Bắc), xã Tử Nê (Tân Lạc). Xây dựng 2 mô hình tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp đối với sản phẩm mía Lạc Sơn, bưởi đỏ Tân Lạc. Hàng năm, tổ chức các hoạt động mít tinh, diễu hành, treo băng rôn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhân Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam (15/3)...

Với việc tuyên truyền rộng rãi, tích cực triển khai các chương trình nhằm giới thiệu, quảng bá hàng Việt, người dân trong tỉnh đã được tiếp cận trực tiếp với thương hiệu và có đủ thông tin để so sánh, đánh giá, tránh hàng nhái, hàng giả, hàng nhập lậu và tạo điều kiện cho hàng Việt phát triển. Theo Sở Công Thương, tính đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ người tiêu dùng mua sắm, sử dụng hàng Việt chiếm từ 55 - 60%, tăng 15 - 20% so với năm 2014. Tỷ trọng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt trên thị trường tỉnh tăng dần, nhất là nhóm ngành hàng nông, lâm, thủy, hải sản. Nhu cầu sử dụng các sản phẩm thực phẩm công nghệ chế biến, sản phẩm công nghệ cao có xuất xứ Việt Nam tăng dần do người tiêu dùng tăng niềm tin vào sản phẩm Việt, tạo động lực giúp nhà sản xuất trong nước phát triển. Trong hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại của tỉnh, hàng hóa sản xuất trong nước chiếm tỷ trọng từ 70 - 80%. Qua khảo sát, tỷ trọng hàng hóa dịch vụ thương hiệu Việt trên thị trường tỉnh chiếm khoảng 60%.


Bùi Minh


Các tin khác


"Kích hoạt" công tác xuất khẩu lao động trong tình hình mới

(HBĐT) - Năm 2022, toàn tỉnh có 720 lao động được tuyển dụng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, vượt 240% kế hoạch năm. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), kết quả đạt được chưa bền vững, số lượng lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài còn thấp so với trung bình cả nước. Đồng thời, công tác tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động (XKLĐ) còn gặp khó. Tháo gỡ những nút thắt trong xuất khẩu lao động

Xuất khẩu rau quả: Tiềm năng từ thị trường tỷ dân

Kể từ khi mở cửa từ đầu năm nay, Trung Quốc vẫn được đánh giá là thị trường tỷ dân đầy tiềm năng của rau quả Việt Nam.

Huyện Mai Châu: Lấy ý kiến của Nhân dân về thực hiện dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

(HBĐT) - Ngày 16/3, UB MTTQ huyện Mai Châu tổ chức hội nghị lấy ý kiến của Nhân dân xã Tân Thành, Sơn Thủy về thực hiện dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Sơn La). Dự hội nghị có đại diện MTTQ tỉnh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh và hơn 300 hộ dân của 4 xóm thuộc xã Tân Thành, đại diện xã Sơn Thủy.

Huyện Lạc Sơn gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn

(HBĐT) - Ngày 17/3, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức gặp mặt các doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư (NĐT), hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh trên địa bàn huyện. 

Hội Liên hiệp phụ nữ tp Hòa Bình: Đề án 939 đồng hành cùng phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp

(HBĐT) - Thực hiện Đề án 939 về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP Hòa Bình đã có nhiều hoạt động thiết thực đồng hành cùng phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh. Nhờ các chương trình hỗ trợ của Đề án 939 đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, phụ nữ.

Tổng nguồn vốn huy động đạt gần 40.600 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, tổng nguồn vốn huy động trên toàn địa bàn đến cuối tháng 2/2023 của các tổ chức tín dụng đạt gần 40.600 tỷ đồng, tăng 0,9% so với đầu năm, trong đó, vốn huy động từ tổ chức và dân cư đạt khoảng 30.500 tỷ đồng, tăng 1,3%, huy động tiền gửi từ dân cư chiếm trên 72,5%/vốn huy động. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục