(HBĐT) - Giai đoạn 2016-2019, Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP) phối hợp với Hội Nông dân tỉnh triển khai thực hiện dự án "Hỗ trợ doanh nghiệp xã hội vì sự phát triển nông thôn sáng tạo và bền vững (SERD)”. Dự án triển khai những hoạt động hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát huy tiềm năng của các doanh nghiệp xã hội (DNXH) để giải quyết các vấn đề phát triển cộng đồng tại 3 huyện: Lạc Sơn, Yên Thuỷ, Tân Lạc.


HTX rau sạch Tây Bắc, xóm Biệng, xã Quyết Chiến (Tân Lạc) được thành lập năm 2013, quy mô ban đầu có 39 hộ xã viên trồng su su lấy ngọn. Thời gian đầu hoạt động, HTX gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản do một bộ phận người tiêu dùng chưa thực sự quan tâm đến chất lượng cũng như nguồn gốc, xuất xứ của thực phẩm. Sau khi được tiếp cận và hỗ trợ từ dự án SERD về các hoạt động: định hình phương án kinh doanh; hướng dẫn quản lý hệ thống sổ sách kế toán chuyên nghiệp; xây dựng nhà sơ chế và xưởng làm đá để bảo quản rau trong quá trình vận chuyển, HTX được nâng cao năng lực quản lý, xây dựng kế hoạch kinh doanh, tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm. Nhờ vậy, sản phẩm rau an toàn sau khi thu hoạch đã được đưa vào bán tại hệ thống Vinmart. Giá thành sản phẩm ổn định, các hộ xã viên từng bước nâng cao thu nhập. Quy mô HTX được mở rộng lên 56 hộ xã viên. Mức thu nhập của xã viên từ 20.000 - 40.000 đồng/công (năm 2014) đến nay tăng lên 120.000 -140.000 đồng/công.


Nhờ sự hỗ trợ của dự án SERD, HTX chăn nuôi gà đồi Hương Nhượng, xóm Bung, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) nâng cao số lượng đàn, chất lượng chăn nuôi và tìm được đầu ra ổn định cho các hộ thành viên.

Cũng như HTX rau an toàn Tây Bắc, nhiều DNXH tại địa bàn 3 huyện trong vùng dự án như: tổ hợp tác trồng bưởi đỏ Tân Hương 1, xóm Tân Hương 1, xã Thanh Hối (Tân Lạc), HTX Nông lâm nghiệp Bảo Hiệu, xóm Đầm, xã Bảo Hiệu (Yên Thủy), Cụm du lịch cộng đồng xã Tự Do (Lạc Sơn) đều có những thay đổi tích cực trong hoạt động quản lý nội bộ về kế hoạch kinh doanh, xây dựng kế hoạch hoạt động, tiếp cận thị trường.

Dự án SERD được CSIP phối hợp với Hội Nông dân tỉnh triển khai tại tỉnh ta từ năm 2016 với mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhóm yếu thế ở vùng sâu, xa và các khu vực khó khăn trong tỉnh. Từ cách tiếp cận mang tính đổi mới, sáng tạo, dự án SERD đã mang đến sự thay đổi và bước phát triển mới cho các DNXH cộng đồng, góp phần mang lại những lợi ích lâu dài cho cộng đồng địa phương. Có 11 DNXH thuộc lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ được lựa chọn thực hiện dự án. Theo đó, giai đoạn 2016-2019, với 8 hoạt động chính, dự án đã góp phần nâng cao năng lực tự quản lý tài chính, hệ thống sổ sách kế toán; triển khai chương trình thực tập sinh hỗ trợ cho các DNXH tại cộng đồng; tư vấn chuyên sâu; hỗ trợ vốn, giống và tìm liên kết mạng cho 15 DNXH. Bên cạnh đó, các chương trình tập huấn nâng cao năng lực và hỗ trợ chuyên sâu cũng được thiết kế nhằm mục tiêu phát triển tư duy kinh doanh, cũng như tăng cường kết nối thị trường cho các sản phẩm, dịch vụ của các DNXH cộng đồng. Ngoài ra, các nhóm DNXH được hỗ trợ vốn mua hạt giống với tổng số tiền 360 triệu đồng để mở rộng quy mô SX-KD, nâng cao giá trị sản phẩm và thu nhập cho các hộ xã viên.

Đồng chí Hoàng Hưng, Phó chánh Văn phòng Hội Nông dân tỉnh cho biết: Với những cách tiếp cận mới, dự án SERD đã mời những chuyên gia giỏi đến từng doanh nghiệp để đánh giá.Khuyến khích các DNXH tự xác định nhu cầu và xây dựng phương án đề xuất dự án hỗ trợ vốn mua hạt giống. Hy vọng trong giai đoạn tới, dự án sẽ hỗ trợ được nhiều DNXH hơn trong tỉnh. Đồng thời có thêm nhiều hoạt động vận động chính sách nhằm tác động đến các bên liên quan, giúp DNXH có môi trường phát triển tốt hơn, đem lại nhiều tác động xã hội đối với cộng đồng.


Thu Hằng


Các tin khác


Công ty Điện lực Hoà Bình: Hiệu quả từ đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Từ đầu năm đến nay, Công ty Điện lực Hoà Bình (PC Hoà Bình) triển khai nhiều giải pháp cụ thể trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Qua đó, đem lại những hiệu quả thiết thực, là động lực để công ty hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và sản xuất, kinh doanh được giao.

Bột sắn dây Nhuận Trạch - món quà quý cho sức khoẻ

Với đặc tính mát, có nhiều loại vitamin và khoáng chất, bột sắn dây không chỉ giúp hạ thân nhiệt cho cơ thể mà còn có tác dụng cải thiện sức khoẻ đường ruột, hỗ trợ giảm cân. Xuất phát từ công dụng của tinh bột sắn dây đối với sức khoẻ và có lợi thế về vùng nguyên liệu dồi dào, HTX liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch (thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn) đã xây dựng thành công sản phẩm tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.

Huyện Tân Lạc phát triển sản phẩm OCOP theo hướng bền vững

Để khơi dậy tiềm năng, lợi thế của địa phương và nâng cao thu nhập cho người dân, huyện Tân Lạc đã chú trọng xây dựng các sản phẩm OCOP theo hướng phát triển bền vững.

Huyện Lạc Thủy từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung

Bằng nhiều giải pháp đột phá trong thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TU của Tỉnh ủy về dồn điền, đổi thửa (DĐĐT), đến tháng 11/2023, huyện Lạc Thủy đã thực hiện dồn đổi được khoảng 610ha. Qua đó dần hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, tạo thuận lợi liên kết sản xuất; ứng dụng KHKT, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, gắn với tổ chức lại sản xuất nông nghiệp (SXNN) trên địa bàn huyện.

Phụ nữ huyện Đà Bắc chung sức xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, cụ thể hóa phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM), các cấp Hội LHPN huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện nhiều phong trào, hoạt động thiết thực. Qua đó góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, đóng góp tích cực vào phát triển KT-XH, nâng cao đời sống của người dân.

Huyện Lương Sơn dồn lực thực hiện các tiêu chí xây dựng đơn vị hành chính cấp thị xã

Thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Lương Sơn đã triển khai đồng bộ các giải pháp đột phá nhằm xây dựng huyện phát triển toàn diện, bền vững, phát huy vai trò là vùng động lực kinh tế của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2025, huyện Lương Sơn cơ bản đạt tiêu chí đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp thị xã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục