(HBĐT) - Để giải quyết trình trạng nợ đọng thuế không còn khả năng nộp ngân sách, Chính phủ thấy cần thiết phải xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về khoanh tiền nợ thuế, xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp NSNN. Dự thảo nghị quyết sẽ được trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV. Dự thảo có những vấn đề cần quan tâm, cụ thể như sau:


Thứ nhất, về nguyên tắc xử lý tiền thuế nợ đã đảm bảo đúng yêu cầu, mục tiêu đặt ra. Xử lý nợ phải đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật, đúng đối tượng, đúng thẩm quyền và đảm bảo điều kiện quy định hồ sơ, quy trình, thủ tục và chịu trách nhiệm của cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật. Việc xử lý nợ nhằm tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế, nhưng phải phòng ngừa và ngăn chặn việc lợi dụng chính sách để trục lợi và cố tình chây ỳ, nợ thuế. Các trường hợp đã được xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp, nếu cơ quan có thẩm quyền, cơ quan quản lý thuế phát hiện việc xóa nợ không đúng quy định hoặc người nộp thuế (là tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh) đã được xóa nợ khi quay lại sản xuất, kinh doanh hoặc thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh mới thì phải hủy quyết định xóa nợ, khoanh nợ (nếu có) và nộp vào ngân sách khoản nợ đã được xóa.

Thứ hai, về đối tượng, dự thảo Nghị quyết đưa ra 7 trường hợp dự kiến được đề xuất xử lý tiền thuế nợ. Nói một cách khái quát, thì nhóm các đối tượng này đều có thể coi là không còn tồn tại, hoặc không còn khả năng đóng thuế trên thực tế. Do đó, việc giữ lại chỉ là con số trên sổ sách gây hiện tượng ảo, không phản ánh chính xác thực trạng và môi trường chung của nền kinh tế. Việc xử lý tiền nợ thuế, trong đó xóa tiền phạt chậm nộp và tiền chậm nộp không còn khả năng thu hồi (nợ ảo), giúp cho số nợ không tiếp tục gia tăng ảo, cơ quan thuế, hải quan giảm chi phí quản lý, có điều kiện tập trung nguồn lực và việc quản lý thu tốt hơn, tăng cường chống thất thu cho ngân sách, đồng thời cũng phán ánh đúng thực chất, tình trạng nợ thuế của nền kinh tế, minh bạch việc xây dựng các kế hoạch thu chi NSNN, đảm bảo tính thực tế và khả thi cao. Mặc dù Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 đã có quy định về vấn đề này, nhưng phải đến đến 1/7/2020 mới có hiệu lực thi hành, nên việc ban hành một nghị quyết riêng của Quốc hội là cần thiết, tạo cơ sở pháp lý và hành lang cho việc xử lý xóa nợ thuế. 

Thứ ba, về thẩm quyền xoá nợ thuế, dự thảo đã nêu rõ là, áp dụng theo quy định tại Điều 84 và Điều 87 của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14. Theo đó, thẩm quyền khoanh nợ được giao cho thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế quyết định việc khoanh nợ. Còn việc xoá nợ đối với doanh nghiệp và tổ chức, Thủ tướng Chính phủ quyết định xóa nợ đối với nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp từ 15 tỷ đồng trở lên; Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định xoá nợ từ 10-15 tỷ đồng; Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định xoá nợ từ 5-10 tỷ đồng; Chủ tịch UBND tỉnh quyết định xóa nợ dưới 5 tỷ đồng. Riêng xóa nợ đối với cá nhân, cá nhân kinh doanh, hộ gia đình, hộ kinh doanh, dự thảo đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh quyết định xóa nợ trên cơ sở hồ sơ đề nghị của cơ quan quản lý thuế. 
Dự thảo của Chính phủ đề xuất khoanh nợ và xóa tiền phạt, tiền chậm nộp, người nộp thuế có tiền thành lập doanh nghiệp mới thì phải nộp vào ngân sách khoản nợ này, do đó, việc xử lý nợ thuế không phải là biện pháp miễn trừ trách nhiệm của những người có trách nhiệm liên quan đến việc nợ thuế. Nếu phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật thì vẫn phải xử lý theo đúng quy định. Việc xử lý nợ thuế này phù hợp với thực tiễn, chứ không xóa đi nghĩa vụ và trách nhiệm của người nộp thuế. 

                                                                     
 Văn Hồng Quý (Cục Thuế tỉnh)

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục