(HBĐT) - Bám sát chỉ đạo của T.Ư Đảng, Chính phủ và Quốc hội, tỉnh đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, phấn đấu đưa tỉnh Hòa Bình sớm đạt trình độ phát triển trung bình của cả nước vào năm 2020. Đề án này cũng được cụ thể hóa bằng các đề án tái cơ cấu ngành, lĩnh vực trọng tâm của tỉnh để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và đạt được những kết quả quan trọng.



Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Sungilvina hoạt động hiệu quả tại Cụm công nghiệp Đông Thanh, xã Đông Lai (Tân Lạc), giải quyết việc làm cho 200 lao động nông thôn.

Giai đoạn 2016-2019, tăng trưởng kinh tế của tỉnh được duy trì ở mức khá cao, năm sau cao hơn năm trước; chất lượng tăng trưởng được nâng lên. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đạt 8,4%/năm. Quy mô, tiềm lực kinh tế tiếp tục tăng, dự kiến năm 2019, GRDP (theo giá hiện hành) đạt 46.778,7 tỷ đồng, GRDP bình quân đầu người đạt 54,8 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 45,75% năm 2016 lên 49,8% năm 2019. Tỷ trọng nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 22,27% năm 2016 xuống 20,7% năm 2019.

Từ việc đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu các ngành công nghiệp thực chất, tỉnh đã tập trung phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn, có lợi thế như sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản và các ngành công nghiệp có lợi thế về thị trường lao động như điện tử, may mặc, lắp ráp cơ khí, từng bước nâng cao giá trị sản xuất của ngành công nghiệp. Sản xuất công nghiệp liên tục phát triển; giá trị gia tăng ngành công nghiệp, xây dựng tăng bình quân 13,8%/năm; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong cơ cấu công nghiệp tăng. Ngành dịch vụ có sự tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng bình quân 19,5%/năm. Hoạt động xuất khẩu có mức tăng trưởng khá, thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, sản phẩm xuất khẩu ngày càng phong phú. Tổng kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng qua các năm, từ 365,08 triệu USD năm 2016 tăng ước đạt 791,9 triệu USD năm 2019, tăng trưởng bình quân hàng năm ước đạt 29,6%/năm. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là may mặc, linh kiện điện tử, thấu kính quang học, nông sản... Thị trường xuất khẩu chủ yếu: Nhật Bản, Malaysia, Đài Loan, Trung Quốc. Chất lượng tăng trưởng nhiều mặt được nâng lên, đóng góp của khoa học, công nghệ tăng; năng suất lao động tăng bình quân 10,7%/năm, cao hơn giai đoạn trước; vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả hơn; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng giai đoạn 2016 - 2019 khoảng 27-28%.

Việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) đạt kết quả cao. Tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề, thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi, trồng trọt nhằm khai thác hiệu quả lợi thế, tiềm năng, chuyển đổi sang các loại cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao. Theo đó, các chỉ tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp đều đạt và vượt kế  hoạch đề ra. Tỉnh đã hình hành vùng sản xuất hàng hóa, cây có múi, vùng chăn nuôi, vùng thủy sản hồ Hòa Bình theo hướng liên kết sản xuất, gắn kết với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đến nay, toàn tỉnh đã có 82 xã đạt chuẩn NTM. Khu vực nông nghiệp cơ bản phát triển ổn định, giá trị gia tăng bình quân 4%/năm. 

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện trong giai đoạn 2016-2019 ước đạt 55.177 tỷ đồng, bình quân hàng năm đạt 13.794 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư khu vực Nhà nước chiếm khoảng 33%; vốn đầu tư của người dân và doanh nghiệp dân doanh chiếm khoảng 60%; khu vực có vốn FDI chiếm khoảng 7%. Đặc biệt, đã thực hiện kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 tập trung vào một số lĩnh vực ưu tiên như: giao thông, nông nghiệp, đầu tư hạ tầng, giáo dục, khoa học công nghệ; ưu tiên các dự án, công trình tạo sức lan tỏa thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, tạo sự bứt phát cho những năm tiếp theo. Bên cạnh môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư đi vào thực chất, bước đầu mang lại những tín hiệu khả quan với sự góp mặt của nhiều nhà đầu tư "chiến lược” nghiên cứu triển khai các dự án lớn trong lĩnh vực thương mại, đô thị sinh thái, dịch vụ, kỳ vọng tạo sức bật mới cho kinh tế của tỉnh. 

Mặc dù vậy, việc tái cơ cấu các ngành, lĩnh vực vẫn còn một số hạn chế như: nền kinh tế còn nhỏ, tăng trưởng chưa xứng tiềm năng. Mô hình tăng trưởng kinh tế hiện tại của tỉnh chủ yếu là tăng trưởng theo chiều rộng, dựa vào tăng các yếu tố đầu vào, thiếu nguồn lực để ứng dụng khoa học công nghệ và phương thức sản xuất mới tăng năng suất, chất lượng cao. Kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông chưa đồng bộ, kết nối; đời sống nhân dân ở vùng sâu, xa còn nhiều khó khăn…

Thời gian tới, tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương đẩy mạnh cái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng thực chất và hiệu quả. Trong đó: Tích cực thực hiện đề án cơ cấu lại các ngành công nghiệp; phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu để từng bước tạo ra những sản phẩm có thương hiệu, có sức cạnh tranh trên thị trường. Phát triển công nghiệp hỗ trợ để tăng tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm. Phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững... Thực hiện mục tiêu đổi mới mô hình tăng trưởng một cách thực chất, hiệu quả hơn, gắn với nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển, góp phần tạo sự tăng trưởng ổn định, bền vững trong giai đoạn tới, phấn đấu hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI.
 

 Lê Chung


Các tin khác


Tháo gỡ vướng mắc đường liên kết vùng

Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) là dự án giao thông trọng điểm của tỉnh, khi hoàn thành mở ra cơ hội rất lớn kết nối thông thương, khai thác tiềm năng, lợi thế, phát triển đô thị, dịch vụ. Với ý nghĩa quan trọng đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), chuyển đổi đất rừng, đất lúa, đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Hiệu quả từ tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện

Sử dụng tiết kiệm điện đem lại lợi ích "kép”, giúp giảm áp lực cấp điện trong bối cảnh cung cấp điện gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt giúp chúng ta giảm chi phí sử dụng điện, nhất là trong mùa nắng nóng khi nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến.

Giá vàng sáng 19/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 19/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82,1 - 84,12 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra). Giá vàng nhẫn công ty này niêm yết ở mức 74,7 -76,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Xã Đồng Ruộng tìm hướng thoát nghèo từ nuôi dê

Thực hiện công tác giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời gian qua, nhiều hộ trên địa bàn xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) đã phát triển, nhân rộng mô hình nuôi dê, đem lại thu nhập đáng kể, giải quyết việc làm, mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân.

Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục