(HBĐT) - Tái cơ cấu các ngành công nghiệp và dịch vụ là trọng tâm trong tái cơ cấu nền kinh tế của tỉnh đã được UBND tỉnh tập trung chỉ đạo và đạt được kết quả khả quan. Những năm gần đây, lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ  phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

 


Công ty CP Đầu tư năng lượng xây dựng thương mại Hoàng Sơn đầu tư cửa hàng tự chọn tại Trung tâm Thương mại bờ trái Sông Đà phục vụ người dân.

Kết cấu hạ tầng công nghiệp, thương mại, dịch vụ được đầu tư, hoạt động trong các lĩnh vực này diễn ra khá sôi động. Các khu công nghiệp (KCN) trọng điểm của tỉnh như KCN Lương Sơn, bờ trái sông Đà được đầu tư và đang được lấp đầy, sản phẩm công nghiệp ngày càng phong phú, có mức tăng trưởng cao. Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến, giảm dần tỷ trọng công nghiệp khai khoáng. Đến nay, tỉnh bước đầu hình thành một số sản phẩm chủ lực, có tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp như: điện sản xuất, quần áo may sẵn, xi măng, linh kiện, thiết bị điện, điện tử, dệt thổ cẩm, chiếu tre, mây tre đan xuất khẩu… Ngành công nghiệp phụ trợ bước đầu phát triển. Giai đoạn 2016-2019, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 17,1%/năm. Chỉ số sản xuất công nghiệp bình quân tăng trên 10,5%/năm. Đến nay, toàn tỉnh có 247 dự án sản xuất công nghiệp, khoảng trên 56% dự án đã đi vào sản xuất, kinh doanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng qua các năm, từ 690,6 triệu USD năm 2016 ước đạt 1.426,9 triệu USD năm 2019, trong đó, xuất khẩu tăng trưởng bình quân hàng năm ước đạt 29,6%/năm, nhập khẩu tăng trưởng bình quân hàng năm ước tăng 24,8%/năm.

Hoạt động thương mại, dịch vụ cũng phát triển mạnh mẽ. Toàn tỉnh có 93 chợ, 5 siêu thị, 3 trung tâm thương mại. Toàn tỉnh có gần 1.000 doanh nghiệp, khoảng 30.000 hộ kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực thương mại cá thể. Bên cạnh hoạt động thương mại truyền thống, trên địa bàn tỉnh đã có sự góp mặt của nhiều đại lý, nhà phân phối có uy tín cung cấp sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu của người dân. Dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách phát triển nhanh. Số lượng phương tiện đường bộ tăng, chất lượng phục vụ, phương tiện tham gia giao thông ngày càng cao, mức lưu chuyển hàng hóa tăng trên 5%/năm. Các sản phẩm ngành dịch vụ phát triển đa dạng, đặc biệt là sản phẩm có năng lực cạnh tranh. Ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm tỷ trọng cao, ổn định, đạt 14,46%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm chiếm 10,25%; ngành vận tải, kho bãi duy trì tỷ trọng khoảng 9,24%... Dịch vụ du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu lao động. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2019 tăng 19,5%/năm; đến cuối năm 2019 ước đạt 31.720 tỷ đồng. Giai đoạn 2016-2019, cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Các ngành có năng lực cạnh tranh được chú trọng phát triển, giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác và tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến.

UBND tỉnh chỉ đạo các giải pháp phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ mũi nhọn của địa phương. Theo đó, về lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, thực hiện rà soát, điều chỉnh quy hoạch các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, nghiên cứu đề án hoặc chính sách khuyến khích đầu tư, huy động vốn để xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, chuẩn bị đất sạch phục vụ thu hút đầu tư. Chú trọng đầu tư xây dựng, tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông. Tập trung đẩy mạnh giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm dần tỷ trọng các ngành tận dụng lao động, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức, công nghệ cao, lợi thế cạnh tranh, thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, công nghiệp phục vụ nông thôn. Tăng cường công tác tiếp xúc, nắm bắt, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là khó khăn về vốn, mặt bằng và đổi mới mới công nghệ, đầu tư chiều sâu để tăng năng lực sản xuất của ngành công nghiệp. Từng bước hiện đại hóa lưới điện, nâng cao chất lượng điện năng, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu thiết yếu sản xuất và đời sống của người dân.

Về lĩnh vực dịch vụ, nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các ngành dịch vụ ưu tiên phát triển, gồm: dịch vụ vận tải, du lịch, giáo dục, y tế, viễn thông, công nghệ thông tin, hạ tầng thương mại (chợ, siêu thị, trung tâm thương mại). Triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chương trình hành động của BTV Tỉnh ủy về phát triển thương mại, dịch vụ. Xây dựng chính sách khuyến khích phát triển các loại hình thương mại văn minh, hiện đại. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển áp dụng mô hình phân phối, giao dịch hiện đại vào hoạt động thương mại nhằm phát triển nhanh thị trường cho doanh nghiệp tỉnh. Hiện đại hóa hệ thống thanh toán, hướng đến áp dụng hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt.

Bên cạnh đó, thực hiện đa dạng hình thức huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn vay của các thành phần kinh tế; ưu tiên vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Triển khai thực hiện Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030, tận dụng tối đa lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do, mở rộng thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là các mặt hàng có giá trị gia tăng cao.


 Lê Chung

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục