Dự trữ ngoại hối đạt mốc lịch sử gần 80 tỉ USD, lạm phát thấp nhất 3 năm; vàng, USD lặng sóng... đó là những số liệu, kết quả mà Thủ tướng bày tỏ sự bất ngờ lớn đối với ngành ngân hàng trong năm 2019.


Dự trữ ngoại hối đạt gần 80 tỉ USD Ảnh: Ngọc Thắng

Không ngờ Ngân hàng nhà nước kiếm được nhiều tiền như thế!

Trước đó, báo cáo trước Thủ tướng tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng (NH) diễn ra sáng 2.1, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng cho biết nhờ vào sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ, cũng như việc phối hợp chính sách tiền tệ, tài khóa... nhịp nhàng, năm 2019 lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng GDP đạt ở mức cao. Đặc biệt, đến thời điểm này, dự trữ ngoại hối nhà nước đã lên hơn 79 tỉ USD, riêng năm 2019, NHNN đã mua vào gần 20 tỉ USD. Ngoài bổ sung ngoại hối kỷ lục còn linh hoạt sử dụng số tiền đó tạo ra chênh lệch - thu chi, mang về cho ngân sách 19.500 tỉ đồng.

Nhìn vào các con số này, Thủ tướng đánh giá, trong bối cảnh thế giới biến động buộc các nước nới lỏng tiền tệ, đồng nhân dân tệ giảm giá mạnh, NHNN vẫn thực hiện tốt cung tiền (bơm hơn 500.000 tỉ đồng ra nền kinh tế) mà vẫn giữ lạm phát thấp nhất trong 3 năm qua (tăng 2,79% thấp hơn mức được giao 4%); lợi nhuận nhiều NH vượt 10.000 tỉ đồng, có nhà băng lên tới hơn 20.000 tỉ đồng... Đó là thành công rất lớn khi kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô suốt từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đặc biệt năm 2019 vốn có nhiều sóng gió.

"Chúng ta có tỷ giá cơ bản ổn định, trong 1 năm mua trên 20 tỉ USD nâng mức dự trữ ngoại hối xấp xỉ 80 tỉ USD. Con số này nhiều người không ngờ đến”, Thủ tướng tiếp tục đánh giá và cho biết thêm con số này gấp 6 lần so với 2011, trong khi Trung Quốc cùng kỳ dự trữ ngoại hối giảm 5%, Malaysia giảm, còn một số nước chỉ tăng nhẹ. Đặc biệt, NHNN dùng ngoại hối này gửi lại các tổ chức tín dụng quốc tế, trong nước thu lãi gần 20.000 tỉ đồng. "Không ngờ NHNN kiếm được tiền lớn như thế, rất thành công”, Thủ tướng ghi nhận.

Với quy mô GDP lên tới 270 tỉ USD, hệ thống NH cấp 8,2 triệu tỉ đồng qua kênh tín dụng, con số này theo Thủ tướng là "không hề nhỏ”. Nhưng đáng nói, tín dụng năm nay chỉ tăng gần 14% (những năm trước có thời điểm tăng 30 - 40%) mà GDP tăng 7,02%. Điều đó cho thấy dòng tiền đã chảy vào sản xuất kinh doanh, tránh được các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như chứng khoán, bất động sản.

Đối với điều hành lãi suất, NHNN đã có nhiều đợt giảm lãi, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân vay vốn với chi phí hợp lý. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng lưu ý: "Tôi cũng nói chuyện với anh Lê Minh Hưng mấy lần rồi nhưng nay tôi cũng vẫn nói lại là lãi ở Việt Nam vẫn còn cao. Tôi mới gặp Thống đốc NH T.Ư Bangkok thì lãi suất ở Thái Lan thấp lắm. Mình huy động cao thì phải tính toán, giảm ngay thì không được nhưng phải tính toán để giảm chi phí kinh doanh vì phần lớn sản xuất kinh doanh vẫn dựa vào tín dụng doanh nghiệp là chính”.

Ngân hàng muốn tăng vốn, "số hóa”

Đánh giá cao vai trò "chèo lái” chính sách và điều tiết thị trường của NHNN, Tổng giám đốc Agribank Tiết Văn Thành cho biết năm 2019, tổng tài sản Agribank đạt hơn 1,4 triệu tỉ đồng, nộp ngân sách nhà nước hơn 7.000 tỉ đồng; nợ xấu được kéo giảm từ mức 8,11% năm 2016 xuống còn 1,46%, rút ngắn được lộ trình 2 năm so với đề án được giao.

Năm 2020, vấn đề lớn nhất đối với Agribank là cổ phần hóa và tăng vốn. Ông Thành cho biết hiện cơ bản đã hoàn thành các thủ tục, chỉ còn lại duy nhất phương án sắp xếp nhà đất tại TP.HCM. Agribank mong muốn NHNN hỗ trợ sớm hoàn thành cổ phần hóa, sớm cấp bổ sung 19.800 tỉ đồng vốn điều lệ theo phương án đã trình.

Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietcombank - NH duy nhất có thể đạt lợi nhuận trên 20.000 tỉ đồng, cũng kiến nghị Chính phủ tạo điều kiện cho các NH được tăng vốn điều lệ từ thặng dư vốn và từ lợi nhuận sau thuế, phát hành thêm; có cơ chế để thu hút mạnh mẽ sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài bằng việc xem xét, có định hướng và lộ trình cụ thể để tăng giới hạn sở hữu cổ phần.
Đại diện cho các nhà băng ngoại - Tổng giám đốc NH ANZ Việt Nam Jodi West cho rằng, năm 2020, NHNN thực hiện mạnh mẽ hơn việc chuẩn hóa Basel 2, giải quyết nợ xấu, đẩy nhanh số hóa các NH, đẩy lùi tiền mặt trong nền kinh tế.

Liên quan vấn đề tăng vốn, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền đã quyết và hiện đang triển khai các quy định; Thủ tướng cũng đã chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu để sớm trình Chính phủ sửa đổi Nghị định 91. "Sau khi trình Chính phủ sửa đổi nghị định, chúng tôi sẽ phối hợp với Bộ Tài chính để trình Thủ tướng về việc tăng vốn cho 3 NH. Đối với Agribank, Chính phủ cũng đã quyết trong năm nay sẽ trình Quốc hội để bố trí ngân sách tăng vốn”, Thống đốc nhấn mạnh.


Theo Báo Lao động

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục