(HBĐT) -Xác định phát triển KT-XH, giảm nghèo bền vững (GNBV) là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, tỉnh đã xây dựng các nghị quyết ngắn hạn, dài hạn và chương trình hành động để cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ đạo của T.Ư, huy động mọi nguồn lực để thực hiện. Theo đó, đã tạo được những dấu ấn sắc nét trong công tác GNBV.

 


Nông dân xã Cao Dương (Lương Sơn) tích cực xóa bỏ vườn tạp, trồng cây ăn quả có múi để nâng cao thu nhập từ vườn, đồi.

Huy động tối đa nguồn lực

Đồng chí Nguyễn Thanh Thủy, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH cho biết: Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) GNBV tỉnh được thực hiện chủ yếu bằng nguồn kinh phí T.Ư hỗ trợ và một phần là nguồn vốn đối ứng của tỉnh. Quá trình điều hành, tỉnh đã huy động tổng thể các nguồn lực khác (dưới hình thức lồng ghép), cùng với sự tham gia, đóng góp tích cực của cộng đồng và người dân để thực hiện. Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh đã huy động được 1.184,428 tỷ đồng để thực hiện các dự án của Chương trình MTQG GNBV. Trong đó, ngân sách T.Ư hỗ trợ 778,996 tỷ đồng vốn đầu tư và 276,167 tỷ đồng vốn sự nghiệp. Ngân sách địa phương chi 23,804 tỷ đồng vốn đầu tư. Vốn Ailen viện trợ không hoàn lại là 38,900 tỷ đồng. Nguồn huy động từ Nhân dân, các tổ chức chính trị quyên góp ủng hộ thực hiện các mục tiêu của chương trình khoảng 66,061 tỷ đồng (Nhân dân đóng góp 31,061 tỷ đồng, chủ yếu bằng hình thức huy động ngày công lao động, hiến đất, cây cối, hoa màu thực hiện xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu). Nguồn các tổ chức quyên góp ủng hộ 35 tỷ đồng, chủ yếu hỗ trợ vật chất cho địa phương, cộng đồng dân cư, hộ nghèo về trang thiết bị văn hóa, giáo dục, y tế...

Việc huy động xã hội hóa nguồn lực để đầu tư, hỗ trợ thực hiện Chương trình MTQG GNBV được các cấp, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp quan tâm vận động, lồng ghép với nguồn lực từ nhiều chương trình, dự án khác như: Chương trình xây dựng nông thôn mới, nguồn trợ giúp ngoài tỉnh..., góp phần hoàn thành mục tiêu GNBV trên địa bàn.

Tỷ lệ giảm nghèo bình quân vượt kế hoạch đề ra

Theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020, đầu năm 2016, toàn tỉnh có 50.959 hộ nghèo, chiếm 24,38%; 24.586 hộ cận nghèo, chiếm 11,76%. Nguyên nhân nghèo đa dạng, ngoài các yếu tố khách quan như thiên tai, tai nạn, ốm đau, rủi ro ngoài ý muốn,  một số hộ dân không có hoặc thiếu lao động, đất đai, tay nghề, việc làm, nguồn vốn, kiến thức, kinh nghiệm làm ăn, dẫn đến nghèo đói. 

Xác định rõ thực tiễn, ngay từ đầu giai đoạn, tỉnh xây dựng đề án, kế hoạch giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. Quá trình thực hiện, nhận được sự quan tâm chỉ đạo từ các bộ, ngành T.Ư, sự vào cuộc trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương và ủng hộ của người dân, vì vậy, Chương trình GNBV đã đạt kết quả tích cực. Các chương trình, chính sách được thực hiện đã góp phần thúc đẩy, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng, củng cố; nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt được quan tâm giải quyết; sự nghiệp giáo dục, văn hóa, chăm sóc sức khoẻ Nhân dân có chuyển biến tích cực; hệ thống chính trị được củng cố một bước, đội ngũ cán bộ dân tộc được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác dân tộc. Các mục tiêu của Chương trình GNBV đặt ra cơ bản đều đạt. Riêng với mục tiêu tỷ lệ giảm nghèo bình quân hàng năm của tỉnh đã vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch giảm 3%/năm, nhưng giai đoạn 2011-2015 giảm được 3,85%/năm, giai đoạn 2016-2020 giảm 3,16%/năm).

Những dấu ấn tốt đẹp đó là nền tảng quan trọng để tỉnh tiếp tục xây dựng lộ trình GNBV cho giai đoạn 2021-2025, với mục tiêu chung là hạn chế tái nghèo, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt ở các địa bàn nghèo, khu vực nông thôn. Mục tiêu cụ thể là giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều (theo chuẩn áp dụng giai đoạn 2021 - 2025) trên địa bàn tỉnh bình quân từ 2,5 - 3%/năm. Đời sống của người dân không ngừng được nâng cao, rút ngắn khoảng cách hộ nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa Hòa Bình và các tỉnh trong khu vực trung du, miền núi phía Bắc và toàn quốc.


                                                                  Thúy Hằng

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục