(HBĐT) - Với mục tiêu cải tạo đàn bò của tỉnh, mở hướng phát triển chăn nuôi gia súc, năm 2018, Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản bắt đầu thực hiện đề tài khoa học "Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của bò lai (bò đực BBB lai với bò cái lai Sind) nuôi tại tỉnh Hòa Bình’’. Đến nay, thế hệ F1 của giống bò lai thể hiện khả năng sinh trưởng, phát triển tốt.

 

Con bò lai 3B của gia đình ông Nguyễn Tiến Mạnh, xóm Trường Yên, xã Yên Mông (TP Hòa Bình) phát triển nhanh hơn so với giống bò địa phương. 

Đồng chí Ngô Công Vinh, Chủ nhiệm đề tài khoa học chia sẻ: Thống kê năm 2016, tổng đàn bò của tỉnh có trên 63 nghìn con, trong đó, chủ yếu là giống bò vàng Thanh Hóa, còn giống bò lai Sind và lai Zebu chiếm khoảng 40%. Những giống bò này có tầm vóc nhỏ, sinh trưởng chậm, tỷ lệ xẻ thịt chỉ đạt từ 40 - 48%. So với các giống bò thịt chuyên dụng trên thế giới thì tầm vóc, năng suất của những giống bò đang nuôi trên địa bàn tỉnh vẫn còn thấp. Thực tế đó đặt ra yêu cầu, cần phải nhập các giống bò thịt có năng suất, chất lượng cao để cải tạo giống bò địa phương, phục vụ phát triển chăn nuôi bò thịt của tỉnh. Trong đó, giống bò Blanc-Blue-Belgium (bò BBB hay bò 3B) là giống bò thịt chuyên dụng của Bỉ, với cơ bắp rất phát triển. Bê sơ sinh của giống bò 3B có khối lượng từ 40 - 45 kg. Khi đạt 1 năm tuổi, bê đực nặng gần nửa tấn; bê cái nặng gần 4 tạ. Giai đoạn trưởng thành, bò đực nặng trên 1 tấn, bò cái đạt từ 710 - 720 kg, với tỷ lệ thịt xẻ đạt 66%.

Trước thực tế tại tỉnh chưa có công trình nghiên cứu, ứng dụng KHCN lai giữa bò đực "3B” với bò cái lai Sind để cải tạo đàn bò địa phương, năm 2018, Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản tỉnh đã triển khai thực hiện đề tài "Nghiên cứu, đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của bò lai (bò đực BBB lai với bò cái lai Sind) nuôi tại tỉnh Hòa Bình’’, tại huyện Lương Sơn và TP Hòa Bình. Theo đó, tinh bò đực 3B được nhập từ Vương quốc Bỉ, bò cái nhận tinh là giống bò lai Sind, sinh sản tự nhiên từ 2 - 5 lứa, trọng lượng 270 kg trở lên. "Trong quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đầy đủ, đúng các nội dung trong thuyết minh đã được phê duyệt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ bò đậu thai đạt 140% kế hoạch, tỷ lệ bê sơ sinh sống, sống đến 3 tháng tuổi, 6 tháng tuổi đều cao hơn yêu cầu của thuyết minh" - đồng chí Ngô Công Vinh, Chủ nhiệm đề tài cho biết. 

Gia đình ông Nguyễn Văn Trường, tổ 10, phường Dân Chủ (TP Hòa Bình) là một trong những hộ đang nuôi bò lai 3B thế hệ F1 của dự án. Đàn bò của gia đình ông có trên 10 con, trong đó có 3 con bò lai 3B. Với hình thức nuôi chăn thả tự do, ông Trường đánh giá cao khả năng thích nghi và sự phát triển nhanh của giống bò lai mới này. "Bò lai 3B có nhiều ưu điểm, tầm vóc to lớn gấp đôi so với bò ta. Giống bò lai này cũng có sức đề kháng tốt hơn bò ta. Nhìn chung, bò lai 3B khá thích hợp với điều kiện ở địa phương, hứa hẹn đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn” - ông Trường cho biết.

Ở những hộ nuôi khác, thế hệ F1 của  bò lai 3B cũng sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện nuôi chăn thả hoặc nuôi nhốt. "Đánh giá, so sánh khả năng thích nghi, mức độ cảm nhiễm bệnh tật thường gặp của bê lai với bê được thụ tinh thông thường tại địa phương, chúng tôi thấy con lai F1 có khả năng thích nghi cao, sinh trưởng, phát triển tốt. Khi được tiêm phòng vắc xin, tẩy giun sán định kỳ, khả năng kháng bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng, bệnh ngoại, nội khoa rất tốt so với giống bò địa phương cùng được nuôi trên một địa bàn"- đồng chí Ngô Công Vinh nhấn mạnh.

Với những kết quả đó, có thể thấy, nuôi bò lai 3B là hướng phát triển chăn nuôi đầy hứa hẹn, giúp cải tạo giống bò địa phương, đem lại  hiệu quả kinh tế cao hơn cho người chăn nuôi.

                                                                       Viết Đào

Các tin khác


Xã Hợp Tiến vượt khó đưa sản phẩm mật ong đạt tiêu chuẩn OCOP

(HBĐT) - Ngay từ những tháng đầu năm nay, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, cấp ủy, chính quyền xã Hợp Tiến (Kim Bôi) đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ HTX Dịch vụ nông nghiệp Thượng Tiến hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm mật ong để tham gia Chương trình OCOP năm 2020. HTX Dịch vụ nông nghiệp Thượng Tiến huy động mọi nguồn lực đầu tư máy móc, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. Thành viên HTX nghiêm chỉnh chấp hành quy trình sản xuất mật ong đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 28,69%

(HBĐT) - Chỉ tiêu tỷ lệ đô thị hóa đạt 25% vào năm 2020 là 1/5 chỉ tiêu khó đạt của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Tuy nhiên, với sự tập trung chỉ đạo, giao việc cụ thể, gắn với đôn đốc kiểm tra của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự vào cuộc của các ngành chức năng và hệ thống chính trị thực hiện các giải pháp, nhóm giải pháp phát triển đô thị, gắn với sắp xếp đơn vị hành chính đã đạt được kết quả đáng ghi nhận.

Vốn chính sách đồng hành cùng người dân xã Yên Bồng

(HBĐT) - Những năm qua, nguồn vốn vay chính sách ở xã Yên Bồng (Lạc Thủy) đã phát huy hiệu quả hỗ trợ sản xuất, giải quyết việc làm, xóa đói - giảm nghèo, phát triển kinh tế địa phương. Từ nguồn vốn vay, nhiều hộ đã xây dựng mô hình kinh tế có hiệu quả, đem lại cuộc sống ổn định, thoát nghèo bền vững.

Mở rộng hoạt động đối ngoại phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế

(HBĐT) - Ngày 6/1/2017, BTV Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TU về đẩy mạnh công tác đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 – 2020. Những năm qua, trên cơ sở quy định của Nhà nước về công tác đối ngoại, BTV Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã coi trọng triển khai thực hiện các quy định của T.Ư về công tác đối ngoại nói chung và Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh nói riêng.

6 tháng, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 19.800 tỷ đồng

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, nhất là tác động tiêu cực từ dịch Covid-19, song, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo, điều hành tăng cường các giải pháp đột phá, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động. Nhờ đó, tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh duy trì nhịp độ phát triển.

Khó như săn ... lợn giống

(HBĐT) - Chờ mãi không thấy giá lợn hơi quay đầu giảm nhiệt, nhiều hộ chăn nuôi rậm rịch sửa chuồng tái đàn. Tuy nhiên, có vốn, chuồng sẵn, có kiến thức chăn nuôi, nhưng nhiều hộ dân vẫn phải ngậm ngùi "phơi chuồng" vì công cuộc "săn" lợn giống quá khó khăn, hoặc "săn" được thì giá trên trời, độ rủi ro cao. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục