(HBĐT) - Trong những năm gần đây, hoạt động dịch vụ, thương mại ở thị trấn Bo (Kim Bôi) không ngừng phát triển về cả số lượng và loại hình kinh doanh. Thông qua các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất trên địa bàn thị trấn, ngày càng có nhiều tập thể, cá nhân mạnh dạn đầu tư phát triển đa dạng mặt hàng kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động, đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhà nước.


Lãnh đạo Đảng ủy thị trấn Bo (Kim Bôi) tìm hiểu, nắm bắt tình hình hoạt động của hộ kinh doanh trên địa bàn. 

Thị trấn Bo được thành lập mới trên cơ sở hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 3 đơn vị hành chính là: xã Hạ Bì, xã Kim Bình và thị trấn Bo cũ theo Nghị quyết số 830. Là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện, có tuyến đường 12B đi qua và khu du lịch suối khoáng Kim Bôi nổi tiếng, thị trấn Bo có nhiều lợi thế để phát triển các ngành thương mại, dịch vụ.

Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, bám sát các văn bản chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, Đảng ủy thị trấn Bo mới đã ban hành nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo triển khai kế hoạch, nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi. Đến nay, trên địa bàn thị trấn có 58 doanh nghiệp, 1.125 hộ kinh doanh cá thể và các cơ sở sản xuất tập trung, có đóng góp hiệu quả vào ngân sách Nhà nước. Ngoài ra, chợ Bo và khu chợ Mớ Đá hiện có trên 276 hộ kinh doanh hoạt động ổn định. Các hộ kinh doanh bám sát thị hiếu khách du lịch, nghỉ dưỡng để cung ứng có hiệu quả các sản phẩm dịch vụ, du lịch, ăn uống và đặc sản địa phương.
Nhờ việc triển khai đồng bộ, có hiệu quả các công trình hạ tầng kinh tế, đáp ứng nhu cầu sản xuất, đời sống của Nhân dân, hình thành các mô hình phát triển sản xuất gắn với thế mạnh của địa phương, góp phần tích cực vào phát triển KT-XH, đưa thu nhập của người dân đến nay đạt 42,6 triệu đồng/người/năm, tăng 2,5 lần so với năm 2015. Từ đó, đời sống văn hóa, tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt, ANTT được giữ vững.

Đồng chí Quách Đình Thu, Bí thư Đảng ủy thị trấn cho biết: Trong thời gian tới, Đảng ủy, UBND thị trấn tiếp tục chỉ đạo Nhân dân đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ, đa dạng các loại hình kinh doanh. Lãnh đạo thị trấn không chỉ quan tâm, tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh dọc đường 12B, mà còn có kế hoạch cụ thể về việc nâng cấp chợ Bo trở thành chợ trung tâm của huyện, quy hoạch khu vực bãi đất gần bến xe trung tâm huyện trở thành chợ đầu mối nông sản. Tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển các điểm du lịch tại địa phương. Ngoài ra, tận dụng thế mạnh sẵn có, thị trấn tập trung xây dựng các sản phẩm đặc trưng để xứng tầm với tiềm năng như: nước khoáng Kim Bôi, cơm lam, rượu cần, măng khô, măng ớt. Đồng thời, quy hoạch các vùng sản xuất nông – lâm sản có giá trị cao, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.

Sau khi sáp nhập, tổng diện tích thị trấn Bo là 14 km2, dân số gần 15 nghìn người. Với đặc điểm địa bàn rộng, dân số đông, mặt bằng phát triển không đồng đều. Nắm bắt được những đặc thù của địa phương, Đảng ủy, UBND thị trấn đã tập trung lãnh đạo, đổi mới quản lý theo hướng tạo điều kiện cho mọi đối tượng, thành phần có thể phát huy được các tiềm năng để phát triển kinh tế. Nhận thức của người dân được nâng cao, nhạy bén, linh hoạt trong chuyển đổi từ nông nghiệp tự cung, tự cấp sang phát triển nông lâm nghiệp theo chuỗi giá trị. Nhiều gia đình đã tận dụng lợi thế phát triển du lịch chuyển đổi sang kinh doanh, dịch vụ cho thu nhập cao, đời sống Nhân dân thị trấn ngày càng ổn định.



Khánh Linh 

Các tin khác


Xuất khẩu container mía trắng đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ

(HBĐT) - Ngày 19/3, Sở NN&PTNT, UBND huyện Lạc Sơn, Công ty TNHH Đầu tư thương mại (ĐTTM) Tiến Ngân (trụ sở tại phường Dân Chủ, TP Hoà Bình), Công ty TNHH Phát triển thương mại (PTTM) và Công nghệ sản xuất mới, Công ty Vina Agri Import Hoa Kỳ đã phối hợp tổ chức lễ xuất hàng chuyến conterner mía trắng đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ. Dự buổi lễ có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan;  lãnh đạo UBND huyện Lạc Sơn, phường Dân Chủ và đại diện đơn vị đối tác. 

 "Đồng hành cùng doanh nghiệp, người nông dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn”

(HBĐT) - Tại huyện Mộc Châu, Học viện Nông nghiệp Việt Nam vừa tổ chức hội nghị "Đồng hành cùng doanh nghiệp, người nông dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn”.

Triển vọng trồng cây gai xanh ở vùng cao Đà Bắc

(HBĐT) - Hai năm trước, cây gai xanh lần đầu tiên được trồng thử nghiệm ở huyện Đà Bắc với gần 20 hộ tham gia trồng, diện tích khoảng 8 ha. Đến nay, mô hình trồng gai xanh đem lại hiệu quả kinh tế khá, là hướng đi triển vọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở huyện vùng cao này.

Hỗ trợ sản xuất theo chuỗi - cơ hội cho hợp tác xã ngành hàng cá phát triển

(HBĐT) - Hiện nay, sản xuất theo chuỗi giá trị đang là lựa chọn số một của ngành nông nghiệp nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển bền vững. Bắt kịp xu thế đó, với tiềm năng, lợi thế vùng lòng hồ sông Đà, Liên minh HTX tỉnh đã đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ các HTX xây dựng mô hình theo chuỗi giá trị đối với ngành hàng cá, qua đó góp phần nâng cao giá trị sản phẩm "cá sông Đà" trên thị trường.

"Kích hoạt" công tác xuất khẩu lao động trong tình hình mới

(HBĐT) - Năm 2022, toàn tỉnh có 720 lao động được tuyển dụng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, vượt 240% kế hoạch năm. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), kết quả đạt được chưa bền vững, số lượng lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài còn thấp so với trung bình cả nước. Đồng thời, công tác tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động (XKLĐ) còn gặp khó. Tháo gỡ những nút thắt trong xuất khẩu lao động

Xuất khẩu rau quả: Tiềm năng từ thị trường tỷ dân

Kể từ khi mở cửa từ đầu năm nay, Trung Quốc vẫn được đánh giá là thị trường tỷ dân đầy tiềm năng của rau quả Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục