(HBĐT) - Triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (XDNTM), Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 7/6/2011 về XDNTM giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020. Trên cơ sở đó, HĐND, UBND tỉnh ban hành nhiều đề án, chương trình, kế hoạch để cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ. Các cấp ủy Đảng, chính quyền đã nỗ lực, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình.
Hệ thống đường giao thông xã nông thôn mới Đoàn Kết (Yên Thủy) được cứng hóa, tạo điều kiện thuận lợi phát triển KT- XH.
Ngay từ đầu năm 2012, UBND tỉnh đã phát động phong trào thi đua "Tỉnh Hòa Bình chung sức XDNTM" được các cấp, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân tích cực hưởng ứng. Trong đó, phải kể đến sức lan tỏa từ các phong trào, cuộc vận động: Toàn dân đoàn kết XDNTM, đô thị văn minh; dân vận khéo; xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch; đoạn đường phụ nữ tự quản; ngày thứ Bảy tình nguyện, ngày Chủ nhật xanh; thắp sáng đường quê... Thông qua các phong trào, mỗi địa phương đã coi trọng nhân rộng điển hình, những kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo nhằm nhân ra diện rộng.
Qua 10 năm thực hiện Chương trình MTQG XDNTM, bộ mặt nông thôn của tỉnh có nhiều khởi sắc, kết cấu hạ tầng KT - XH ngày càng đồng bộ, hoàn thiện theo hướng hiện đại. Cùng với đó, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc được coi trọng giữ gìn, phát huy. Hệ thống chính trị ở cơ sở củng cố vững chắc; ANCT - TTXTXH được giữ vững.
Từ XDNTM gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã thúc đẩy cơ cấu nội bộ của ngành chuyển dịch tích cực; đời sống vật chất, tinh thần của người dân khu vực nông thôn không ngừng nâng cao. Những năm qua, triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn, các huyện, thành phố đã chỉ đạo, hướng dẫn các xã thực hiện trên 1.900 mô hình về trồng trọt, chăn nuôi, phát triển ngành nghề nông thôn..., với kinh phí hỗ trợ từ các nguồn vốn là 367 tỷ đồng. Từ nguồn vốn chương trình NTM, đã hỗ trợ 32 dự án liên kết theo chuỗi giá trị, với tổng kinh phí 26.514 triệu đồng. Trong tỉnh bước đầu hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn theo hướng hàng hoá, điển hình như các vùng sản xuất cây ăn quả có múi, vùng sản xuất rau an toàn, vùng trồng cây dược liệu, trồng mía, nhãn... Các sản phẩm nông sản chủ lực về trồng trọt, chăn nuôi từng bước khẳng định được giá trị ở thị trường trong và ngoài tỉnh.
XDNTM không thể thành công nếu không có sự chung sức, đồng lòng của người dân. Minh chứng thuyết phục là trong giai đoạn 2010 - 2019, toàn tỉnh đã huy động Nhân dân đóng góp được 2.468,57 tỷ đồng, trong đó, đóng góp bằng tiền 109,72 tỷ đồng; huy động trên 2.409.000 ngày công lao động; các hộ đã hiến trên 979.300 m2 đất; đóng góp vật tư, vật liệu, máy móc… quy đổi bằng tiền được 2.306 tỷ đồng; vốn huy động từ các nguồn khác 52,36 tỷ đồng.
Bắt tay thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM từ điểm xuất phát thấp, tuy nhiên, với sự đồng lòng, vượt khó của cả hệ thống chính trị, đến hết năm 2019, toàn tỉnh đã có 88/191 xã đạt chuẩn NTM, bằng 46% tổng số xã. Bình quân đạt 15,1 tiêu chí/xã, tăng bình quân 10,6 tiêu chí/xã so với năm 2011; không còn xã dưới 10 tiêu chí.
Sau khi thực hiện Nghị quyết số 830 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hòa Bình, tính đến tháng 7/2020, toàn tỉnh có 54/131 xã đạt 19 tiêu chí XDNTM; bình quân đạt 15,03 tiêu chí/xã; có 6 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Năm 2018, TP Hòa Bình là đơn vị hành chính cấp huyện đầu tiên của tỉnh được công nhận hoàn thành nhiệm vụ XDNTM, vượt kế hoạch trước 2 năm. Năm 2019, huyện Lương Sơn về đích NTM, vượt kế hoạch trước 1 năm. Hiện tại, huyện Lạc Thủy đang nỗ lực phấn đấu về đích XDNTM.
Bình Giang
(HBĐT) - Để phát triển kinh tế rừng bền vững, huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ chế biến gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.
Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển lâu dài, hoạt động bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.
(HBĐT) - Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn Báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc TP Hà Nội; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia, luật sư, cơ quan báo chí các tỉnh phía Bắc.
(HBĐT) - Từ ngày 1- 7/6, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa diễn ra "Hội chợ Thương mại – du lịch quốc tế Nha Trang 2023” nhằm hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và hưởng ứng Chương trình Festival biển Nha Trang – Khánh Hòa 2023.
(HBĐT) - Xã Suối Hoa (Tân Lạc) có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi đá xen kẽ đồi nên vấn đề giao thông gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, xã huy động mọi nguồn lực, từ nguồn đầu tư của Nhà nước và nội lực trong Nhân dân từng bước xây dựng mạng lưới giao thông hoàn thiện, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.
(HBĐT) - Đến cuối năm 2021, xã Yên Trị (Yên Thủy) hoàn thành 4/4 tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Từ một xã thuần nông, Yên Trị như được "khoác chiếc áo mới" với cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn thiện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.