Hôm nay, Hội nghị cấp cao Hiệp hội các quốc gia Ðông - Nam Á (ASEAN) lần thứ 37 và các hội nghị cấp cao liên quan được tổ chức theo hình thức trực tuyến chính thức khai mạc tại Hà Nội.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 phát biểu khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36. (Ảnh: TTXVN).

Ðây là chuỗi các hội nghị đỉnh cao của Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam, là dịp quan trọng để Việt Nam và các nước thành viên ASEAN đưa ra những quyết sách quan trọng về hợp tác nội khối và quan hệ với các đối tác, đối sách của ASEAN với các vấn đề tác động tới khu vực trong tương lai, nâng cao sự chủ động của ASEAN trước các thách thức khu vực và quốc tế.

Chúng ta vui mừng nhận thấy, trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam đã thể hiện bản lĩnh vững vàng, nỗ lực thúc đẩy đoàn kết, duy trì đà hợp tác và xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển, ứng phó hiệu quả đại dịch Covid-19 và củng cố hơn nữa vai trò trung tâm trên tinh thần "Gắn kết và chủ động thích ứng”.

Ðến nay, ASEAN đã cơ bản đạt được các mục tiêu đề ra. Theo đó, các ưu tiên, sáng kiến của Việt Nam đều tiến triển đúng lộ trình như kiểm điểm giữa kỳ Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN năm 2025, xây dựng định hướng phát triển sau năm 2025, đánh giá việc thực hiện Hiến chương ASEAN, gắn kết phát triển tiểu vùng với xây dựng Cộng đồng ASEAN… Hình ảnh một Chủ tịch ASEAN năm 2020 tích cực, chủ động và có trách nhiệm trên tinh thần "suy nghĩ cộng đồng, hành động cộng đồng” đã lan tỏa rộng khắp.

Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, Việt Nam cũng cho thấy sự linh hoạt và chủ động trong dẫn dắt hiệu quả ASEAN ứng phó dịch bệnh. Nhiều hội nghị cấp cao trực tuyến đã được tổ chức thành công trong năm nay như Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36, Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN và ASEAN+3 về ứng phó dịch Covid-19, các hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác… Nhiều sáng kiến cụ thể, thực chất về ứng phó dịch Covid-19, như thành lập Quỹ ASEAN ứng phó dịch Covid-19, Kho dự trữ vật tư y tế khu vực, xây dựng Kế hoạch phục hồi toàn diện ASEAN… nhận được đánh giá tích cực. Trong 25 năm tham gia ASEAN, với phương châm "tích cực, chủ động và có trách nhiệm”, Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển và thành công của Hiệp hội. Việc Việt Nam đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2010,  Chủ tịch ASEAN năm 2020 và đăng cai nhiều hội nghị lớn đã giúp bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định thuận lợi cho an ninh và phát triển của đất nước, hỗ trợ đắc lực cho việc triển khai chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, hội nhập khu vực và quốc tế của Ðảng và Nhà nước ta.

Năm 2020 đang dần khép lại với nhiều thách thức phức tạp. Làn sóng lây nhiễm mới của đại dịch Covid-19 đang làm trầm trọng thêm những khó khăn do dịch bệnh gây ra, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, tình hình Biển Ðông tiếp tục là điểm nóng trên thực địa và trong chương trình nghị sự của các hội nghị. Ðại dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng lớn đến các hoạt động Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam,  hầu  hết các hội nghị của ASEAN phải thực hiện bằng hình thức trực tuyến. Trong bối cảnh đó, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị cấp cao liên quan có ý nghĩa quan trọng, là dịp để các nước thành viên tăng cường hợp tác nội khối và với các đối tác, thống nhất quan điểm và tiếng nói chung của ASEAN đối với các vấn đề quốc tế và khu vực, phát huy vai trò trung tâm và nâng cao hiệu quả hoạt động của ASEAN trong đối phó các thách thức, trong đó có đại dịch Covid-19. 

Trong khuôn khổ chuỗi hội nghị quan trọng này có Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37, bảy hội nghị cấp cao  ASEAN+1 với các đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Ðộ, Hoa Kỳ, Ô-xtrây-li-a, Liên hợp quốc; Hội nghị cấp cao ASEAN+3 lần thứ 23, Hội nghị cấp cao Ðông Á lần thứ 15, Hội nghị cấp cao ASEAN - Niu Di-lân kỷ niệm 45 năm quan hệ đối tác; Hội nghị cấp cao các nước tham gia Hiệp định Ðối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); Hội nghị cấp cao Mê Công - Nhật Bản, Hội nghị cấp cao Mê Công - Hàn Quốc, Hội nghị cấp cao hợp tác Cam-pu-chia - Lào - Mi-an-ma - Việt Nam (CLMV) lần thứ 10 và Hội nghị cấp cao Khu vực Tam giác phát triển Cam-pu-chia - Lào - Việt Nam (CLV) lần thứ 11. Ngoài ra, có Hội nghị cấp cao lần đầu tiên của các nhà lãnh đạo nữ ASEAN, Hội nghị cấp cao Kinh doanh và đầu tư ASEAN (ABIS) và Hội đồng Kinh doanh Ðông Á (EABC).

Chúc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị cấp cao liên quan thành công tốt đẹp, giúp xây dựng một Cộng đồng ASEAN đoàn kết, tăng cường tương trợ lẫn nhau; thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN với các đối tác, hạn chế tác động của đại dịch và phục hồi kinh tế; thúc đẩy kết nối khu vực. Ðây cũng là đợt hoạt động có ý nghĩa đặc biệt, khép lại nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020 năng động, tích cực, linh hoạt và sáng tạo, ghi đậm dấu ấn Việt Nam khi hoàn thành xuất sắc vai trò "kép” vừa thúc đẩy hợp tác, xây dựng Cộng đồng vừa ứng phó hiệu quả với dịch Covid-19. 

Theo Nhandan.com.vn

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục