(HBĐT) - Tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương, những năm qua, người dân huyện vùng cao Đà Bắc đã chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc. Hướng đi này đem lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân nâng cao thu nhập.
Phát triển chăn nuôi gia súc đem lại thu nhập trên 100 triệu đồng/năm cho gia đình ông Ngô Văn Dũng, xóm Tràng, xã Tú Lý (Đà Bắc).
Là huyện vùng cao địa hình chủ yếu đồi, núi, là điều kiện để phát triển kinh tế đồi rừng cũng như thuận lợi về nguồn thức ăn, bãi chăn thả gia súc. Do đó, từ xưa, người dân Đà Bắc đã chú trọng phát triển chăn nuôi, trở thành nguồn thu nhập quan trọng. Xác định, chăn nuôi là thế mạnh của địa phương, năm 2012, Huyện ủy Đà Bắc ban hành Nghị quyết số 06-NQ/HU về phát triển chăn nuôi đại gia súc, giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến năm 2020. Đây là bước ngoặt quan trọng để phát triển chăn nuôi đem lại giá trị bền vững. Đồng chí Bùi Khắc Vinh, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Trước khi Huyện ủy ban hành Nghị quyết số 06, chăn nuôi gia súc trên địa bàn huyện chủ yếu nhỏ lẻ với hình thức thả rông vào rừng nên hiệu quả kinh tế chưa cao, tình trạng gia súc chết do đói, rét, dịch bệnh vẫn phổ biến. Từ khi ban hành nghị quyết đến nay, chăn nuôi gia súc có chuyển biến tích cực. Nông hộ chú trọng việc trồng cỏ, đa số hộ dân chuyển từ thả rông sang nuôi nhốt hoặc chăn dắt, có những hộ chuyển sang chăn nuôi tập trung quy mô lên tới vài chục con. Đến nay, toàn huyện đã trồng được gần 100 ha cỏ voi, rơm, rạ và các phụ phẩm nông nghiệp, được bà con tận dụng làm thức ăn cho gia súc.
Phát triển chăn nuôi gia súc, huyện tập trung vào các vật nuôi: trâu (trên 8.800 con), bò (trên 9.200 con), lợn (hơn 23.000 con) và dê (gần 8.000 con). Trong đó, trâu, bò, lợn được nuôi rộng khắp các xã, thị trấn, dê đang phát triển nhanh, tập trung ở các xã có nhiều núi đá như Nánh Nghê, Hiền Lương, Tân Minh.
Như nhiều hộ dân ở xóm Tằm, xã Cao Sơn, trước đây, gia đình ông Bàn Văn Quý thường thả rông trâu, bò lên rừng. Từ khi được giao rừng, gia đình ông đã chuyển sang nuôi nhốt vỗ béo, hoặc chăn dắt ở đồi, rừng của gia đình. Trên diện tích đất đồi rộng hơn 2 ha, ông Quý trồng ngô, có vụ trồng lúa và dành một phần diện tích để chăn dắt trâu. Ông Quý chia sẻ: "Nuôi trâu rất phù hợp vì có chỗ chăn dắt, thuận lợi về nguồn thức ăn. So với cách nuôi thả rông trước đây thì khi chăn dắt, trâu phát triển nhanh, béo tốt hơn. Sắp tới, gia đình tôi tiếp tục đầu tư mua thêm trâu về nuôi vì giá cả thị trường ổn định, thương lái đến hỏi tận nhà mua trâu".
Không có diện tích đồi rừng để chăn dắt trâu, bò như gia đình ông Quý, nhiều hộ ở xã Tú Lý chuyển sang nuôi nhốt hoàn toàn. Người dân tận dụng diện tích đất ven suối, bờ ao, đất lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng cỏ voi để nuôi trâu, bò vỗ béo. Hiện, xã Tú Lý có trên 20 ha đất trồng cỏ voi. Gia đình ông Ngô Văn Dũng, xóm Tràng là một trong những hộ chăn nuôi tiêu biểu ở xã. Cách đây khoảng 8 năm, gia đình ông Dũng nuôi 2 con bò sinh sản. Nhận thấy hiệu quả kinh tế cao, gia đình ông đã đầu tư mua thêm bò giống. Mấy năm trở lại đây, mỗi năm, gia đình ông Dũng duy trì nuôi từ 20 - 25 con, trong đó có 10 con bò sinh sản. Để chăm sóc tốt cho đàn bò, ông trồng gần 1 ha cỏ voi. Nhờ nắm vững kỹ thuật, đàn bò phát triển tốt, mỗi năm gia đình ông xuất bán từ 7 - 10 con, đem lại thu nhập ổn định trên 100 triệu đồng mỗi năm.
Ngoài gia đình ông Dũng, ở xã Tú Lý và một số xã trên địa bàn huyện có không ít hộ sở hữu đàn gia súc lên tới vài chục con. Với đầu ra ổn định, chăn nuôi gia súc thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi ở huyện vùng cao Đà Bắc. "Với tổng đàn gia súc như hiện nay là phù hợp với tiềm năng của địa phương. Xác định chăn nuôi gia súc tiếp tục là thế mạnh, trong thời gian tới, huyện tích cực hỗ trợ về khoa học, kỹ thuật cho bà con. Định hướng các loại gia súc phù hợp tiềm năng, lợi thế của từng khu vực để phát triển chăn nuôi bền vững, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân" - đồng chí Bùi Khắc Vinh nhấn mạnh.
Viết Đào
(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.
(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.
(HBĐT) - Bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, huyện Lạc Thủy tập trung thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách.
(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.
(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.
(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.