(HBĐT) - Đợt rét đậm đầu tiên của mùa đông không ngăn được nhịp sống hối hả của người dân xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) những ngày cuối năm. Đồng ruộng vẫn trải dài màu xanh của ngô, dưa bao tử và rau vụ đông. Xóm bản ấm áp hơn bởi nhóm các bà, các chị miệt mài với những sản phẩm mây, tre đan. Từng nhóm thợ tất bật hoàn thiện những ngôi nhà kiên cố để gia chủ kịp đón năm mới. Nơi đây cũng đặc biệt hơn bởi không khí nhộn nhịp chuẩn bị đón Noel của bà con giáo dân, khiến bức tranh cuộc sống mới thêm sắc màu.


Nông dân xóm Đồi, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) đưa cây dưa bao tử xuống đồng ruộng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Văn Nghĩa hiện có 9 xóm, trong đó, xóm Mới Nang và xóm Đa có nhiều hộ theo đạo Thiên chúa. Năm 2020, toàn xã có 219 người thường xuyên sinh hoạt Công giáo, chiếm 3,04% dân số cả xã. Tại giáo xứ Mường Cắt này, trước đây tương đối phức tạp, do có đối tượng xấu lôi kéo giáo dân. Tuy nhiên, đến nay, hoạt động tôn giáo đã ổn định, giữ vững sự đoàn kết các dân tộc, tôn giáo. Bà con giáo dân luôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Bí thư Đảng ủy xã Bùi Văn Chung cho biết: Từ đặc thù của địa phương, Đảng ủy xã đã ban hành chỉ thị về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, tôn giáo; thường xuyên làm việc, trao đổi với Ban hành giáo và linh mục về chủ trương sinh hoạt tôn giáo lành mạnh, kính Chúa, yêu nước, cùng đồng hành phát triển. Hàng năm, Đảng ủy, chính quyền xã đều tổ chức thăm hỏi, tặng quà hộ giáo dân tiêu biểu, hộ hoàn cảnh khó khăn; gặp gỡ, tặng quà giáo xứ. Trong dịp Noel, Đảng ủy xã có chỉ thị về đảm bảo dịp Giáng sinh an lành, tiết kiệm, giữ vững ANTT. Từ những hoạt động này đã giữ vững sự đoàn kết, đồng thuận của cấp ủy, chính quyền với giáo xứ, cùng xây dựng quê hương thanh bình.

Tuy là xã đặc biệt khó khăn, song Văn Nghĩa đang có sự chuyển mình tích cực nhờ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Xác định trách nhiệm trước Đảng bộ và Nhân dân, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước được Đảng ủy xã thực hiện nghiêm túc. Trên cơ sở đó, UBND xã xây dựng kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển KT - XH, lãnh đạo các ngành và từng xóm thực hiện phù hợp với thực tiễn. Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền xã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện các đề án, chương trình, dự án về phát triển kinh tế. Thực hiện các giải pháp hỗ trợ, khuyến khích phát triển, nhân rộng mô hình kinh tế hiệu quả. Đồng thời, huy động nguồn lực, tạo điều kiện giúp người dân phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, CN - TTCN, dịch vụ và các ngành nghề truyền thống khác.

Năm 2020, giá trị sản xuất các ngành của xã đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Đối với trồng trọt, xã duy trì tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm trên 1.100 ha, đưa tổng sản lượng cây lương thực có hạt đạt gần 3.300 tấn. Ngoài ra, xã tuyên truyền, vận động Nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao. Kết quả, đã trồng gần 20 ha cây lấy hạt chất lượng cao, hỗ trợ bà con trồng trên 2 ha dưa bao tử, mang lại hiệu quả kinh tế gấp 3 lần trồng lúa. Song song với đó, sản xuất CN - TTCN có nhiều khởi sắc. Hiện, toàn xã có 88 hộ, 2 công ty, doanh nghiệp sản xuất CN - TTCN. Nổi bật, nghề mây, tre đan phát triển mạnh tại các xóm với 12 hộ tiếp nhận và tiêu thụ sản phẩm, thu hút 600 lao động có việc làm thường xuyên, thu nhập bình quân 100.000 đồng/ngày. Từ phát triển các ngành nghề, năm 2020, tổng giá trị sản xuất của xã đạt 327.450 triệu đồng, trong đó, tổng giá trị sản xuất về trồng trọt đạt 22 tỷ đồng; chăn nuôi 31 tỷ đồng; giá trị sản xuất từ rừng đạt 11,25 tỷ đồng; giá trị sản xuất CN - TTCN đạt 28 tỷ đồng; thương mại - dịch vụ 19,2 tỷ đồng và thu khác. Kinh tế phát triển đã giúp xã Văn Nghĩa nâng giá trị tăng thêm bình quân đầu người lên 45,8 triệu đồng, đạt 123% kế hoạch, tăng 11,5 triệu đồng so với năm 2019. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 15,12%. Toàn xã có 91% hộ đạt gia đình văn hóa; 8/9 làng đạt tiêu chuẩn văn hóa.


Bình Giang


Các tin khác


Tạo động lực mới phát triển kinh tế nông thôn

(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 58 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh. Trong đó, 14 sản phẩm đạt hạng 4 sao, 44 sản phẩm đạt hạng 3 sao. Chương trình OCOP lan tỏa tới từng doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh, tạo sức bật cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến

(HBĐT) - Thực hiện chủ trương của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp (DN), đặc biệt đối với DN nhỏ và vừa theo Luật DN nhỏ và vừa năm 2017; các nghị quyết, đề án của Chính phủ về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo... những năm gần đây, UBND tỉnh đã ban hành một số chính sách, kế hoạch cụ thể để triển khai nhiệm vụ, làm cơ sở hỗ trợ DN đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh...

Quyết liệt giải phóng mặt bằng dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng

(HBĐT) - Dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng (NMTĐHBMR) là dự án quan trọng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của tỉnh. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) đang chậm so với yêu đề ra. Tỉnh và EVN cam kết phối hợp chặt chẽ giải quyết khó khăn, vướng mắc, hoàn thành phê duyệt phương án bồi thường, thu hồi đất đối với phạm vi GPMB trước ngày 15/12/2020, phấn đấu khởi công vào tháng 1/2021, hoàn thành dự án theo tiến độ đề ra, bàn giao công trình vào tháng 12/2024.

Triển khai Chương trình phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số, miền núi

(HBĐT) - Ngày 14/12, UBND tỉnh tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết số 120/2020/QH14, ngày 19/6/2020 của Quốc hội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2030; Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg, ngày 12/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân vùng đồng bào DTTS&MN theo trình độ phát triển giai đoạn 2021-2025. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đồng hành cùng nông hộ thực hiện mô hình giảm nghèo

(HBĐT) - Xây dựng "dự án" từ năm 2013, có những thời điểm lao đao do giá cả thị trường giảm mạnh, sức tiêu thụ chậm, nhưng anh Bùi Thế Chiêu (SN 1980), Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Huy Tuấn, xóm Thóng, xã Vũ Bình (Lạc Sơn), người khởi xướng mô hình chăn nuôi trâu, bò theo hướng nuôi rẽ đã kiên trì và vững tin để vượt qua. Mô hình do anh Chiêu và các cổ đông chung vốn đã phát huy vai trò tích cực, cùng chính quyền địa phương đồng hành với người dân thực hiện mô hình giảm nghèo bền vững.

Nông dân xã Cao Sơn giảm nghèo cùng vốn chính sách

(HBĐT) - Từ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH), những năm qua, nhiều nông dân xã Cao Sơn (Đà Bắc) đã từng bước vượt lên đói nghèo, tìm được hướng phát triển kinh tế phù hợp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục