(HBĐT) - So với các địa bàn khác của xã Đú Sáng (Kim Bôi), việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở xóm Bãi Tam được đánh giá nổi trội. Với sự tích cực chỉ đạo, vận động, hướng dẫn của cấp ủy, chính quyền, sự năng động, nhạy bén của người dân trong sản xuất, nơi đây đã hình thành những cánh đồng thu nhập cao.    


Nông dân xóm Bãi Tam, xã Đú Sáng (Kim Bôi) triển khai vụ sản xuất mới theo chuỗi giá trị liên kết trồng cây lấy hạt.

Đến xóm Bãi Tam thời điểm này cảm nhận được khí thế lao động hăng say trên đồng ruộng vụ xuân của bà con nông dân. Bà Bùi Thị Thu cho biết: Thời tiết năm nay ấm hơn, điều kiện nước tưới thuận lợi nên cây trồng phát triển tốt. Nhà nông tranh thủ củng cố lại giàn, làm cỏ, vun gốc cho cây. Xóm có diện tích trồng lúa rất ít, hầu hết đã được chuyển đổi sang trồng bí xanh thương phẩm, mướp đắng, bí đỏ, dưa chuột lấy hạt và cây rau, đậu. Nhiều bà con tham gia liên kết với doanh nghiệp đầu tư trồng cây lấy hạt, giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trưởng xóm Bùi Ngọc Hân chia sẻ: Duy trì và phát triển bền vững từ hàng chục năm nay, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp, nông dân đạt được nhiều lợi ích. Thiết thực nhất là bà con chuyển đổi mạnh mẽ trong nhận thức về thâm canh, tăng vụ. So với cấy lúa, hiệu quả kinh tế mang lại cao gấp 5 - 10 lần. Nhờ đó, đời sống được cải thiện nhiều. Không ít nông dân có thu nhập cao từ việc tham gia liên kết như hộ các ông: Bùi Văn Sứ, Bùi Văn Tuân... Ở vụ thu hoạch vừa qua, hộ ông Bùi Văn Sứ thu được hơn 70 triệu đồng trên diện tích 1.500 m2 trồng mướp đắng lấy hạt, năng suất đạt tới 80 tạ/ha, giá bán cho công ty thu mua 620 nghìn đồng/kg. Ông Bùi Văn Tuân trồng trên diện tích 1.000 m2 cũng đạt năng suất lên tới 90 tạ/ha, thu được hơn 50 triệu đồng.

Với việc hình thành nếp chuyển đổi cùng sự giám sát, hướng dẫn của đội ngũ chuyên môn, kỹ thuật công ty liên kết, hiệu quả mô hình ngày càng được khẳng định, chuỗi giá trị sản xuất được hình thành. Việc trồng cây lấy hạt theo phương thức này đảm bảo giá cả và nguồn tiêu thụ ổn định. Năng suất bình quân đối với các loại cây trồng lấy hạt đạt 55-60 tạ/ha. Hiện, khoảng 2/3 tổng số hộ tham gia thành viên các liên kết trồng và tiêu thụ cây lấy hạt. Một số công ty duy trì, đồng hành với bà con trong thực hiện liên kết tại xóm như: Hai mũi tên đỏ, Nhiệt đới, Tân Lộc Phát...

Cũng theo trưởng xóm Bùi Ngọc Hân, bà con sinh sống ở đây đều là đồng bào dân tộc Mường, sáp nhập từ 2 xóm cũ là Bưa Sào, Bãi Tam. Với sự cần cù, chịu khó làm ăn, một số hộ có thêm nguồn thu nhập khác từ chăn nuôi, dịch vụ thương mại, như hộ các ông: Bùi Văn Kén, Bùi Văn Khuông, Bùi Văn Hưng, Bùi Văn Điểu, Bùi Văn Thọi... Tuy nhiên, nguồn thu nhập chính của đa số người dân từ việc tham gia các liên kết trồng, tiêu thụ cây lấy hạt. Đến nay, diện tích chuyển đổi sang trồng cây lấy hạt khoảng 33 ha. Phát huy hiệu quả chuyển đổi, ngoài 2 vụ liên kết chính, bà con trồng xen kẽ 1 vụ rau, đậu các loại để tăng thu nhập, thầu thêm và tận dụng diện tích bưa bãi để trồng màu.

Đến năm 2020, bình quân thu nhập đầu người của xóm đạt trên 30 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 11,9%. Mức thu nhập tính theo đầu người của xóm cao hơn so với mặt bằng các xóm khác. Điều kiện kinh tế, thu nhập được cải thiện, đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân ngày càng được nâng cao. Đặc biệt, liên kết trồng cây lấy hạt trong Nhân dân xóm Bãi Tam được huyện lựa chọn là một trong những mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị tiêu biểu để các địa phương của huyện, của tỉnh thăm quan, học tập, nhân rộng.         

Bùi Minh

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục