(HBĐT) - Những năm gần đây, hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh phát triển khá đa dạng; các hình thức thương mại hiện đại phát triển song song với thương mại truyền thống, ngày càng thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, cũng như thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển thương mại. Mức sống của người dân được nâng lên; sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình kinh tế vào hoạt động thương mại đã góp phần tăng quy mô thương mại, đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách địa phương và tăng trưởng GRDP của tỉnh.


Hiện nay, mua sắm hàng hóa thiết yếu tại các siêu thị, trung tâm thương mại là lựa chọn của nhiều gia đình (ảnh chụp tại trung tâm thương mại AP Plaza - TP Hòa Bình).

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại phát triển nhanh, tương đối hiện đại. Nhiều chợ được xây dựng mới và cải tạo; các hình thức phân phối hàng hóa hiện đại như: Siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tự chọn... xuất hiện và ngày càng chiếm ưu thế.

Theo số liệu của Sở Công Thương, toàn tỉnh hiện có 95 chợ, trong đó 1 chợ hạng I, 10 chợ hạng II, 84 chợ hạng III. Có 24 chợ thành thị, 71 chợ nông thôn; 22 chợ đã chuyển đổi hình thức từ tổ, Ban quản lý sang doanh nghiệp, HTX quản lý. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có 6 siêu thị, 3 trung tâm thương mại hạng III và hàng trăm cửa hàng tự chọn tiện lợi (có máy quét mã vạch), mặt hàng kinh doanh đa dạng. Các siêu thị, trung tâm thương mại đã góp phần quan trọng trong việc bình ổn giá cả thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ Nhân dân.

Từ lâu, chị Phạm Giang, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) đã lựa chọn một số siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố là điểm đến để mua sắm hàng hóa. Chị Giang chia sẻ: Các siêu thị, trung tâm thương mại tập trung nhiều mặt hàng, từ đồ gia dụng, hàng thiết yếu, đến lương thực, thực phẩm, rất tiện lợi cho người tiêu dùng lựa chọn mà không phải mất thời gian đi lại nhiều chỗ. Hơn nữa, mua sắm ở đây tôi thấy yên tâm về giá cả, chất lượng sản phẩm vì luôn có nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng rõ ràng. Một số trung tâm thương mại kết hợp cả dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, thể thao... đáp ứng được nhu cầu của người dân khi mức sống ngày càng nâng cao.

Thực tế cho thấy, hệ thống hạ tầng thương mại trong tỉnh đã từng bước hình thành nên kênh phân phối thông suốt theo hướng văn minh, chuyên nghiệp, áp dụng các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường... phục vụ tốt nhu cầu sản xuất, đời sống của người dân. Đặc biệt, có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ hệ thống thương mại truyền thống sang hạ tầng thương mại hiện đại. Các cụm thương mại - dịch vụ tại các huyện phát triển khá, xuất hiện nhiều cửa hàng chuyên doanh, điểm mua sắm tự chọn, tiện ích, điện máy… đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của người dân, tạo nên chuỗi hệ thống bán lẻ, góp phần thay đổi bộ mặt các địa phương và thúc đẩy thương mại, lưu chuyển hàng hóa phát triển. Năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của tỉnh ước đạt 44.469 tỷ đồng, tăng 18% so với năm trước, bằng 100,02% kế hoạch năm.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Công Thương, hệ thống hạ tầng thương mại của tỉnh phát triển chưa đồng bộ; hạ tầng bán lẻ tăng nhanh nhưng phân bố không đều, tập trung chủ yếu và phát triển mạnh ở thành phố, thị trấn. Hệ thống các chợ đầu mối của vùng, trung tâm logistics, kho chứa hàng hóa (gồm cả kho lạnh) chưa hình thành. Việc kêu gọi và thu hút đầu tư vào phát triển hạ tầng thương mại còn hạn chế. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ rất thấp so với các lĩnh vực khác. Hầu như chưa có chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, tín dụng... cho ngành phân phối bán lẻ nói riêng và hệ thống hạ tầng thương mại nói chung.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra nhiệm vụ: "Hoàn thiện quy hoạch, tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại - dịch vụ như chợ truyền thống, các trung tâm thương mại, hệ thống logistics". Bên cạnh đó, UBND tỉnh đề ra mục tiêu: Huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển hạ tầng thương mại - dịch vụ và các loại hình dịch vụ phân phối hiện đại. Đến năm 2025, trên địa bàn tỉnh có 120 chợ, trong đó phát triển mới 14 chợ. Ưu tiên phát triển hạ tầng thương mại hiện đại: Đến năm 2025, có 1 trung tâm hội chợ triển lãm, 5 trung tâm thương mại, 34 siêu thị; xây dựng 1 trung tâm logistics, quy mô khoảng 10 ha tại huyện Lương Sơn.

Để đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo: Đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành dự án trung tâm hội chợ, triển lãm tỉnh, các dự án xây dựng, cải tạo chợ. Triển khai hiệu quả Đề án phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản chủ lực tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; chương trình phát triển thương mại điện tử. Xây dựng, triển khai các quy hoạch về hạ tầng xuất, nhập khẩu, hạ tầng thương mại giai đoạn đến năm 2030 để hỗ trợ các hoạt động sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh. Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ logistics, thu hút đầu tư phát triển dịch vụ logistics, thúc đẩy và gắn kết công nghệ thông tin trong logistics, cơ sở hạ tầng kỹ thuật để góp phần nâng cao hiệu quả xuất khẩu, tận dụng lợi thế là đầu mối kết nối giữa vùng Thủ đô và vùng Tây Bắc. Ưu tiên quỹ đất dành cho phát triển hệ thống kho bãi, trung tâm logistics, kho chứa hàng hóa. Triển khai kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý chợ trên địa bàn tỉnh từ Ban quản lý sang doanh nghiệp, HTX khai thác kinh doanh chợ. Ưu tiên nguồn vốn của các thành phần kinh tế tư nhân trong thu hút đầu tư phát triển dịch vụ phân phối; đầu tư phát triển mới các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hóa, điện máy, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini ở các khu trung tâm, khu đô thị. Đồng thời, xây dựng cơ chế ưu đãi, khuyến khích nhằm thu hút các nhà đầu tư xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa các chợ trên địa bàn...

Thu Hiền

Các tin khác


Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh): Tham vấn Quy hoạch tỉnh Hoà Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

(HBĐT) - Ngày 8/6, Ban Kinh tế -  Ngân sách (HĐND tỉnh) tổ chức hội nghị tham vấn Quy hoạch tỉnh Hoà Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách chủ trì hội nghị.

Diễn đàn về phát triển các chuỗi sản xuất nông, lâm nghiệp 

(HBĐT) - Ngày 6/6, tại TP Hoà Bình, Sở NN&PTNT tổ chức diễn đàn "Sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản, điểm nghẽn trong phát triển các chuỗi sản xuất nông, lâm nghiệp và giải pháp khắc phục”.

Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 648/QĐ-TTg ngày 7/6/2023 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tiếp tục xuất khẩu 18 tấn mía tươi sang Hoa Kỳ

(HBĐT) - Ngày 7/6, Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân phối hợp với Sở NN&PTNT tổ chức lễ xuất lô hàng mía tươi thứ hai sang thị trường Hoa Kỳ, với số lượng 18 tấn.

Xã Phú Thành: Mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao

(HBĐT) - Thời gian qua, nhiều nông dân xã Phú Thành (Lạc Thủy) mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế, trong đó mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của các hộ.

Tăng hiệu quả xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 5 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 20,4%, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục