(HBĐT) - Ngày 29/6, Ban chỉ đạo (BCĐ) Tổng điều tra kinh tế (TĐTKT) T.Ư - BCĐ Điều tra cơ sở hành chính (ĐTCSHC) T.Ư tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc công bố kết quả chính thức TĐTKT và ĐTCSHC năm 2021. Đồng chí Trương Hải Long, Thứ trưởng Bộ Nội vụ dự và chỉ đạo hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh, dự hội nghị có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ TĐTKT tỉnh năm 2021 cùng các thành viên BCĐ tỉnh.
Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh.
TĐTKT năm 2021 do Tổng cục Thống kê thực hiện có quy mô lớn, nội dung phức tạp, liên quan đến 4 loại đơn vị điều tra, bao gồm: Doanh nghiệp; cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể; đơn vị sự nghiệp, hiệp hội; cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng. Trong tổng điều tra (TĐT) năm 2021, đơn vị điều tra là cơ quan hành chính do Bộ Nội vụ chủ trì thực hiện. Tổng cục Thống kê phối hợp Bộ Nội vụ xây dựng báo cáo nhằm phác họa đầy đủ sự biến động của toàn bộ các đơn vị điều tra đang hoạt động trong nền kinh tế Việt Nam. Năm 2020 được chọn là năm số liệu để thu thập và tổng hợp thống nhất cho tất cả các loại đơn vị điều tra. Từ tháng 3 - 12/2021, cuộc TĐTKT được triển khai tập trung, thống nhất từ T.Ư đến địa phương thông qua BCĐ TĐT các cấp, BCĐ TĐT Bộ Quốc phòng và Bộ Công an. Đến nay, công tác xử lý, tổng hợp kết quả chính thức đã hoàn thành theo đúng tiến độ.
Kết quả, tổng số đơn vị điều tra trong TĐTKT năm 2021 đạt trên 6 triệu đơn vị, tăng 7,5% (tăng 423,6 nghìn đơn vị) so với năm 2016. Bình quân giai đoạn 2016 - 2020, số lượng đơn vị tăng 1,8%/năm, cao hơn mức tăng 1,5%/năm của giai đoạn 2011 - 2016, thấp hơn mức tăng 4,9%/năm của giai đoạn 2006 - 2011. Số lượng lao động trong các đơn vị điều tra năm 2020 là 27,5 triệu người, tăng 4,3% (tăng 1,1 triệu người) so với năm 2016. Bình quân giai đoạn 2016 - 2020, số lượng lao động tăng 1,1%/năm, thấp hơn mức tăng 3,6%/năm của giai đoạn 2011 - 2016 và mức tăng 7,7%/năm của giai đoạn 2006 - 2011.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Trương Hải Long, Thứ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh: Cuộc TĐT và điều tra thống kê đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá hiện trạng và tham mưu, đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển KT-XH của đất nước và từng địa phương. Thông tin thu thập được trong TĐT cho thấy bức tranh toàn cảnh về sự biến động, phân bố các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp, số lượng lao động, cơ cấu ngành, vùng của nền kinh tế với nhiều điểm sáng, nhiều thành tựu nổi bật. Đó là kết quả sản xuất, kinh doanh của các cơ sở kinh tế tiếp tục được duy trì và phát triển mặc dù chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19; góp phần giữ vững mức tăng trửởng chung của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, đúng hướng; doanh nghiệp khẳng định vai trò nòng cốt của nền kinh tế với các chỉ tiêu phản ánh về số lượng, chất lượng tăng khá so với giai đoạn trứớc. Cơ cấu nguồn vốn giữa các loại hình doanh nghiệp thay đổi theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng nguồn vốn khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước và doanh nghiệp FDI, giảm dần tỷ trọng nguồn vốn khu vực doanh nghiệp Nhà nước. Tỷ lệ người đứng đầu đơn vị có trình độ đại học, trên đại học tăng đáng kể, phản ánh sự thay đổi về chất của lực lượng lao động nòng cốt.
H.T
Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn và thách thức, nhưng bằng sự đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, Ðảng bộ chính quyền nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế, phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững. Và Hòa Bình đang quyết tâm phấn đấu trở thành tỉnh trung bình của cả nước.
(HBĐT) - Năm 2023, dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của tỉnh được HĐND tỉnh giao 7.285 tỷ đồng. Đây là nhiệm vụ nặng nề trong bối cảnh nguồn thu còn hạn hẹp, cơ cấu thu thiếu bền vững, chưa có nguồn thu chủ lực mà chủ yếu dựa vào thu từ tiền sử dụng đất…
(HBĐT) - Phát huy vai trò là "hạt nhân” nòng cốt, tổ chức Đoàn các cấp trên địa bàn huyện Lạc Thủy đã tích cực kết nối, thành lập, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tham gia các mô hình kinh tế tập thể phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
(HBĐT) - Từ nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), huyện Tân Lạc đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cũng như hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Qua đó góp phần từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn.
(HBĐT) - Sáng 24/3, Khối thi đua các doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2023.
(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.