Sáng 4/8, nhân dự sự kiện "Ngày chuyển đổi số ngành Ngân hàng” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và lãnh đạo các ngân hàng thương mại về góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng.


Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo các ngân hàng.

Sau khi nghe đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam báo cáo tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng như những đóng góp của hệ thống ngân hàng cho sự phát triển chung, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại đã góp phần quan trọng ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam, đảm bảo thanh khoản của hệ thống ngân hàng.

Phó Thủ tướng cho rằng, dự báo tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tới tình hình kinh tế trong nước, trong đó có hệ thống ngân hàng. Do đó, Phó Thủ tướng đề nghị Ngân hàng Nhà nước với vai trò điều hành và sự tham gia của các ngân hàng thương mại nhằm ổn định kinh tế vĩ mô; kiềm soát lạm phát; hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả, thành công trong điều kiện tình hình có nhiều khó khăn, nhất là do dịch COVID-19, cạnh tranh chiến lược, xung đột Nga - Ukraine, giá cả đầu vào tăng...

Thủ tướng cũng chia sẻ với những khó khăn mà các ngân hàng đã phải vượt qua trong thời gian qua; cảm ơn các ngân hàng trong quá trình phát triển của đất nước thực hiện 2 nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là tham gia tích cực phòng, chống dịch COVID-19 vừa qua; đặc biệt là góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng.

"Trong bối cảnh đất nước có khó khăn, các ngân hàng thương mại thể hiện trách nhiệm xã hội vì đất nước, vì nhân dân. Đây là truyền thống của dân tộc ta, càng khó khăn, phức tạp, càng đoàn kết, thống nhất, chia sẻ”, Thủ tướng khẳng định.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, trong thời gian tới, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, các nước lớn thay đổi chính sách, đứt gãy chuỗi cung ứng, thu hẹp thị trường, áp lực lạm phát rất lớn... Mục tiêu của chúng ta là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn; thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, chắc chắn, hiệu quả, mở rộng có trọng tâm, trọng điểm; kết hợp chặt chẽ, hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa chính sách tiền tệ và tài khóa.

Do đó, Thủ tướng yêu cầu ngành Ngân hàng nỗ lực tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm lãi suất, giảm chi phí vay vốn, chia sẻ khó khăn rủi ro, hỗ trợ doanh nghiệp, khách hàng, nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay. Ngành Ngân hàng cần chủ động, tích cực hơn nữa trong tham gia các chính sách của Nhà nước, đặc biệt là tín dụng cho phát triển nhà ở cho công nhân, người có thu nhập thấp.

"Chúng ta phát triển được nhờ đất nước hòa bình, hợp tác, phát triển. Đất nước có hùng cường, thịnh vượng; nhân dân có hạnh phúc, ấm no thì các ngân hàng cũng phát triển. Do đó, chúng ta phải thực hiện phương châm lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, Thủ tướng đề nghị.

Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước có cơ chế phù hợp để các ngân hàng tham gia trên tinh thần tự nguyện, dựa trên đạo đức, tình cảm với quê hương, đất nước, với nhân dân Việt Nam, nhất là khi đất nước có khó khăn.

Đáp lời đề nghị, kêu gọi của Thủ tướng, đại diện các ngân hàng thương mại cho biết, thời gian qua, ngân hàng thương mại có bước phát triển vượt bậc, đó là nhờ có chính sách sáng suốt của Đảng, Nhà nước, sự điều hành của Chính phủ, đặc biệt là do có nền tảng vững chắc tình hình đất nước ổn định, phát triển.

Tuy vẫn có những tiềm ẩn khó khăn, rủi ro, song với trách nhiệm và cũng là lợi ích của mình, các ngân hàng thương mại sẽ hưởng ứng kêu gọi của Thủ tướng, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân một cách hợp lý, hài hòa nhất để cùng phát triển.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục