(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Kim Bôi đang triển khai 2 dự án trọng điểm, gồm: Dự án đường liên kết vùng (ĐLKV) Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu); dự án quần thể khu đô thị sinh thái (KĐTST), vui chơi giải trí cao cấp và hệ thống cáp treo Cuối Hạ (Kim Bôi) đặt mục tiêu khởi công vào cuối năm nay.


Huyện đang phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), xây dựng khu tái định cư (KTĐC) để phục vụ các dự án này. Đối với dự án ĐLKV, UBND huyện đề xuất 3 KTĐC tại xã Đú Sáng (0,24 ha), xã Vĩnh Tiến (0,25 ha), xã Vĩnh Đồng (0,94 ha). Huyện đề xuất xây dựng các KTĐC phục vụ GPMB dự án quần thể KĐTST, vui chơi giải trí cao cấp và hệ thống cáp treo Cuối Hạ tại xã Kim Bôi và xã Cuối Hạ. 

Ngày 24/10/2022, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quách Tất Liêm làm trưởng đoàn đã làm việc, kiểm tra thực địa công tác chuẩn bị đầu tư một số dự án TĐC tại huyện Kim Bôi phục vụ GPMB đầu tư 2 dự án trọng điểm trên. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao UBND huyện Kim Bôi đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng các KTĐC đảm bảo phù hợp với các nghị quyết của HĐND tỉnh, quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác của địa phương; kết nối giao thông thuận tiện, tuân thủ quy định của pháp luật; việc định giá đất ở tại khu vực thu hồi đất, GPMB và tại KTĐC phải tuân thủ theo quy định, đảm bảo lợi ích hợp pháp của người dân phải di dời sang chỗ ở mới, trong đó tính đến lợi thế về hạ tầng tại nơi ở mới; lấy ý kiến, thống nhất với các hộ dân về số hộ phải di dời, quy mô diện tích đất ở, đất vườn (nếu có); tăng cường tuyên truyền, vận động các hộ dân có đất thu hồi, tạo sự đồng thuận sớm bàn giao mặt bằng đầu tư dự án ĐLKV Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu); khẩn trương hoàn thiện các thủ tục đầu tư, triển khai thi công, đưa dự án vào sử dụng đầu quý I/2023. Sở KH&ĐT chủ trì, phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan sớm nghiên cứu, giải quyết đề nghị của UBND huyện Kim Bôi về chủ trương đầu tư xây dựng các KTĐC tại huyện phục vụ GPMB dự án ĐLKV Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình -  Mộc Châu); đề xuất, báo cáo UBND tỉnh theo  quy định.

Đối với các KTĐC phục vụ GPMB dự án quần thể KĐTST, vui chơi giải trí cao cấp và hệ thống cáp treo Cuối Hạ tại xã Kim Bôi và xã Cuối Hạ đề xuất: Dự án KTĐC tại xã Kim Bôi 7,06 ha; dự án khu nhà ở thương mại kết hợp KTĐC tại xã Cuối Hạ 56,5 ha. Trong đó, dự án TĐC tại xã Kim Bôi 7,06 ha bố trí TĐC cho khoảng 105 hộ, tổng mức đầu tư khoảng 93 tỷ đồng. 

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhất trí hỗ trợ UBND huyện Kim Bôi đầu tư xây dựng hạ tầng TĐC. Theo đó, giao UBND huyện lập quy hoạch chi tiết, lập dự án đầu tư và dự toán chi tiết; tính toán, dự kiến nguồn thu từ các hộ TĐC, số chênh lệch còn thiếu, đề xuất UBND tỉnh hỗ trợ để UBND huyện chủ động thực hiện đảm bảo tiến độ đầu tư dự án. Giao Sở KH&ĐT chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan cân đối nguồn vốn, trình cấp thẩm quyền bổ sung danh mục đầu tư công để hỗ trợ ngân sách huyện số vốn còn thiếu từ nguồn thu tiền sử dụng đất của KTĐC, làm cơ sở đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện thủ tục đầu tư xây dựng dự án theo quy định. 

Về đề xuất dự án khu nhà ở thương mại kết hợp KTĐC tại xã Cuối Hạ (56,5 ha), giao UBND huyện Kim Bôi lập đề xuất chủ trương đầu tư, gửi Sở KH&ĐT chủ trì thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt, làm cơ sở đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo quy định.

Đối với đề xuất hoàn trả công trình trường mầm non xã Cuối Hạ, giao UBND huyện Kim Bôi bổ sung vốn đầu tư vào kế hoạch đầu tư công trung hạn của huyện giai đoạn 2021 - 2025; giao Sở Tài chính nghiên cứu, cân đối hỗ trợ từ dự toán chi thường xuyên ngân sách huyện. Giao UBND huyện Kim Bôi đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng các khu TĐC, nhà ở thương mại đảm bảo phù hợp với các nghị quyết của HĐND tỉnh, quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác của địa phương; kết nối giao thông thuận tiện, tuân thủ quy định của pháp luật; việc định giá đất ở tại khu vực thu hồi đất, GPMB và tại KTĐC phải tuân thủ theo quy định và đảm bảo sự hài hòa, trong đó tính đến lợi thế về hạ tầng tại nơi ở mới.

Về đề xuất đầu tư tuyến đường dài khoảng 2 km kết nối các dự án vùng Đông Nam huyện Kim Bôi, giao UBND huyện đưa dự án vào các quy hoạch của địa phương, làm cơ sở hỗ trợ đầu tư dự án vào thời điểm phù hợp sau khi các dự án trên được triển khai đầu tư.

Lê Chung

Các tin khác


Duy trì sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ nông sản

Trong 5 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước ước đạt 20,26 tỷ USD.

Người dân xã Đa Phúc ấm no từ trồng mía

(HBĐT) -Dọc trên những con đường bê tông liên thôn, xóm tại xã Đa Phúc (Yên Thủy) là những ruộng mía bạt ngàn. Nông dân hồ hởi chăm sóc đảm bảo thu hoạch đúng khung thời vụ. Trong 2 - 3 năm trở lại đây, giá mía ở mức 6.000 - 8.000 đồng/cây, thị trường tiêu thụ ổn định. Cây mía đã trở thành cây trồng mũi nhọn giúp bà con nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững.

Sản lượng thủy sản thu hoạch ước đạt 6,14 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định. Trong đó, nuôi cá lồng bè trên hồ sông Đà diễn ra thuận lợi, cá phát triển tốt, các chỉ số môi trường tương đối ổn định, không có ổ dịch lớn xảy ra. Hiện, tổng diện tích nuôi cá ao, hồ toàn tỉnh đạt 2.698 ha với 4.900 lồng nuôi cá, tăng 200 lồng so với cùng kỳ.

Tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 1.028,4 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Cục Thống kê, trong tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh ước đạt 1.028,4 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 3,19%, so với cùng kỳ năm trước tăng 33,5%.

Nhận diện rào cản trong hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, cải thiện chỉ số PCI

(HBĐT) - Khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp (DN) thời gian qua rất rõ ràng, điều này trực tiếp phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh trong quý I/2023 ước đạt 3,88%. Đồng thời ảnh hưởng đáng kể đến cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hòa Bình. Nhận diện sớm và kịp thời đưa ra các giải pháp đồng bộ, thiết thực là nhiệm vụ cấp bách của tỉnh. 

Nâng cao trách nhiệm trong giải ngân vốn đầu tư công

Để chấn chỉnh tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn. Thực tế cho thấy, nơi nào lãnh đạo cấp ủy, chính quyền nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực vào cuộc thì việc triển khai các dự án vốn đầu tư công có chuyển biến tích cực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục