(HBĐT) - Thời điểm này, đến với huyện Cao Phong, hẳn ai cũng ấn tượng với sắc màu vàng ruộm hấp dẫn của những vườn cam Cao Phong mọng nước, ngọt lành. Cam đã vào chính vụ thu hoạch nên vùng đất tươi đẹp này càng có sức hút mạnh mẽ đối với khách thập phương.


Cam Cao Phong đang vào vụ thu hoạch, hứa hẹn mang tới niềm vui được mùa, được giá cho nông dân huyện Cao Phong.

Nghe thông tin cam Cao Phong đã vào vụ thu hoạch, chị Nguyễn Thị Thanh Thủy ở TP    Hà Nội cùng gia đình đến huyện Cao Phong để trải nghiệm vào tận vườn cắt cam. Những quả cam no tròn, vàng tươi, lúc lỉu từng chùm trĩu nặng được cắt xuống trong niềm hân hoan của thực khách. "Mùa cam nào gia đình tôi cũng về đây vài ba lần, về lần nào cũng cảm thấy thích thú, vì vừa mua được cam ngon làm quà tặng, vừa có được những trải nghiệm du lịch ý nghĩa” - chị Thủy chia sẻ.

Năm nay, thời tiết tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tại huyện Cao Phong, cây có múi ra hoa và tỷ lệ đậu quả cao, đảm bảo tốt cả về sản lượng và chất lượng. Trong tổng diện tích khoảng 1.744 ha cây ăn quả có múi, diện tích cam đạt khoảng 1.357 ha, trong đó chủ yếu là cây thời kỳ kinh doanh. Hiện, người dân đang thu hoạch các loại cam, quýt theo khung thời vụ với giá khoảng 20.000 - 25.000 đồng/kg. 

Sau 2 năm (2020 - 2021) bị gián đoạn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tháng 11 năm nay, huyện Cao Phong rộn ràng khởi động lại lễ hội truyền thống Cam Cao Phong. Công tác chuẩn bị đang vào giai đoạn nước rút. Đây là dịp quảng bá rộng rãi hình ảnh, văn hóa, tiềm năng, thế mạnh của huyện, tạo sức hút đặc biệt để đông đảo du khách tìm về.

Hòa vào không khí rộn ràng của mùa cam là sức sống tươi đẹp của những miền quê nông thôn mới. Các xã Nam Phong, Tây Phong, Dũng Phong, Thu Phong, Bắc Phong đã đạt chuẩn nông thôn mới, đang tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt. Còn đối với Hợp Phong và Bình Thanh - 2 xã đang phấn đấu về đích nông thôn mới vào cuối năm 2022, dù áp lực nhưng với quyết tâm cao, cả 2 xã đều đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị UBND tỉnh xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Những kết quả đã đạt được thể hiện sinh động qua sức sống của các miền quê, đưa Cao Phong dần trở thành một vùng đất đáng sống. 

Đến với Cao Phong hôm nay, hẳn bất cứ ai cũng cảm nhận được sức sống căng tràn của những vườn cam bạt ngàn trải khắp huyện. Bên cạnh những đồi cam ngập nắng, vùng đất Cao Phong còn có những ruộng mía lao xao, những con đường trải nhựa, được cứng hóa bằng bê tông rợp bóng mát của cây cối và màu xanh mướt mắt của các loại cây trồng... Để có được sức vóc như ngày hôm nay là do Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc trong huyện đã tiếp nối truyền thống, kế thừa những giá trị văn hóa tốt đẹp của vùng đất Mường Thàng, tạo thành khát vọng vươn lên mạnh mẽ trong toàn huyện. 

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy trao đổi: Huyện Cao Phong được đánh giá có lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên văn hóa đặc sắc thích hợp phát triển đa dạng loại hình du lịch. Nhờ có định hướng phát triển phù hợp, diện mạo của huyện đã có nhiều khởi sắc so với 20 năm trước (thời điểm thành lập huyện trên cơ sở tách ra từ huyện Kỳ Sơn trước đây). Từ vùng đất còn gian khó mọi bề, sau 20 năm, Cao Phong đang vươn lên mạnh mẽ, kế thừa và phát huy xứng đáng những giá trị tốt đẹp của vùng đất cổ Mường Thàng. Không còn là huyện nghèo phải đối mặt với vô vàn gian khó như thời điểm mới thành lập, Cao Phong ngày nay là miền quê xinh đẹp, trù phú, nơi an cư, quần tụ của 3 dân tộc Mường, Kinh, Dao cùng sinh sống, trong đó, người Mường chiếm trên 72% dân số. Đời sống người dân không ngừng được cải thiện, cơ sở hạ tầng được đầu tư, KT-XH phát triển khá toàn diện, tạo thêm động lực để huyện phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025 như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra.

Khánh An


Các tin khác


Tháo gỡ vướng mắc đường liên kết vùng

Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) là dự án giao thông trọng điểm của tỉnh, khi hoàn thành mở ra cơ hội rất lớn kết nối thông thương, khai thác tiềm năng, lợi thế, phát triển đô thị, dịch vụ. Với ý nghĩa quan trọng đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), chuyển đổi đất rừng, đất lúa, đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Hiệu quả từ tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện

Sử dụng tiết kiệm điện đem lại lợi ích "kép”, giúp giảm áp lực cấp điện trong bối cảnh cung cấp điện gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt giúp chúng ta giảm chi phí sử dụng điện, nhất là trong mùa nắng nóng khi nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến.

Giá vàng sáng 19/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 19/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82,1 - 84,12 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra). Giá vàng nhẫn công ty này niêm yết ở mức 74,7 -76,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Xã Đồng Ruộng tìm hướng thoát nghèo từ nuôi dê

Thực hiện công tác giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời gian qua, nhiều hộ trên địa bàn xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) đã phát triển, nhân rộng mô hình nuôi dê, đem lại thu nhập đáng kể, giải quyết việc làm, mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân.

Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục