Năm 2022 tiếp tục ghi nhận sự chuyển động trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, mở ra cơ hội lớn để tỉnh Hòa Bình bứt phá vươn lên. Bám sát chỉ đạo của BTV Tỉnh ủy, các đảng bộ trực thuộc đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc công tác xây dựng Đảng, tập trung thực hiện các chương trình hành động, kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ các cấp và đạt được những kết quả khả quan.


Công ty TNHH nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam 100% vốn Nhật Bản hoạt động hiệu quả tại khu công nghiệp bờ trái sông Đà (TP Hòa Bình). 

 Từ việc tập trung chỉ đạo các giải pháp huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, giải quyết khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng, cải thiện môi trường kinh doanh, TP Hòa Bình cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu KT-XH năm 2022, từng bước hiện thực mục tiêu xây dựng thành phố trở thành đô thị loại II trước năm 2025. Nhiều dự án đô thị, du lịch sinh thái được tháo gỡ khó khăn đẩy nhanh tiến độ; nhiều dự án, công trình trọng điểm như đường liên kết vùng, đường nối đường Trần Hưng Đạo với quốc lộ 6, đường Quang Tiến - Thịnh Minh…, các dự án, công trình cải tạo, nâng cấp hạ tầng được triển khai mang lại diện mạo mới trên địa bàn. Những vấn đề bức xúc trong quản lý đô thị, trật tự xây dựng, rác thải, môi trường từng bước được giải quyết. Thành phố đang triển khai quy hoạch, đầu tư nhiều công trình chiến lược mang lại sự đổi thay trong kết cấu hạ tầng, cải thiện đời sống dân sinh. Tuyến đường ven sông Đà được gấp rút triển khai, cùng với hàng loạt dự án, công trình đô thị thương mại theo quy hoạch mở ra không gian phát triển mới cho TP Hòa Bình.

Đồng chí Hoàng Văn Minh, Phó Bí thư TT Thành ủy Hòa Bình cho biết: Thành phố tăng cường phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan khẩn trương xây dựng quy hoạch chung phát triển thành phố, từ đó huy động các nguồn lực trong và ngoài ngân sách đầu tư kết cấu hạ tầng, phấn đấu cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại III vào năm 2024 để có cơ sở hoàn thành mục tiêu NQĐH Đảng bộ thành phố lần thứ II, xây dựng TP Hòa Bình đạt tiêu chí đô thị loại II vào năm 2025.

Có xuất phát điểm thấp, song với sự quyết liệt chỉ đạo, phân công trách nhiệm cụ thể gắn với kiểm tra đôn đốc, Đảng bộ huyện Tân Lạc đang vượt khó đưa các NQĐH Đảng vào cuộc sống. Năm 2022, huyện đạt được những kết quả nổi bật về công tác xây dựng Đảng, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ, thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới đạt kết quả khả quan. Huyện đang định hình được hướng phát triển tại các vùng trong huyện như: vùng rau, củ, quả tại các xã vùng cao; nuôi trồng thủy sản tại xã Suối Hoa; vùng trồng bưởi tại các xã dọc đường 12B; phát triển đô thị, dịch vụ, thương mại ở thị trấn Mãn Đức, xã Phong Phú… Bên cạnh đó, huyện thực hiện các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường, triển khai nghị quyết của BTV Tỉnh ủy về phát triển du lịch các xã vùng cao, tổ chức bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của vùng Mường Bi…

Năm 2022, BTV Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh uỷ phụ trách các ngành, lĩnh vực, địa phương tập trung lãnh đạo nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ trọng tâm, đột phá được xác định trong NQĐH Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Theo đó, công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị đạt được những kết quả quan trọng. Quy chế làm việc của BCH, BTV, Thường trực Tỉnh ủy được bổ sung, hoàn thiện là cơ sở nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành các nhiệm vụ chính trị. Tỉnh ủy đã ban hành quy định về luân chuyển cán bộ, thực hiện luân chuyển cán bộ từ khối Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội sang khối chính quyền các cấp và ngược lại; thực hiện phân công lãnh đạo cấp tỉnh phụ trách các xã, phường, thị trấn… Những việc làm cụ thể này nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có tư duy đột phá vì cái chung, gắn trách nhiệm của người có chức vụ với thực hiện nhiệm vụ được phân công. Qua đó cải thiện năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ chính trị, thực hiện các giải pháp phát triển KT-XH, bảo đảm QP-AN. 

BTV Tỉnh ủy quyết liệt chỉ đạo 4 khâu đột phá chiến lược về quy hoạch, đầu tư kết cấu hạ tầng, cải cách hành chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Các nhiệm vụ chính trị trọng tâm như tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách, công nghiệp, du lịch, thương mại đạt được kết quả khả quan. Nông nghiệp, nông thôn có bước tiến mới; đã có sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, QP-AN đạt kết quả nổi bật. Đời sống Nhân dân tiếp tục được cải thiện... 

Đảng bộ tỉnh tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành; đề cao vai trò, trách nhiệm cán bộ, đảng viên, người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, các khâu đột phá, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư; phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh, huy động, sử dụng tốt các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, chăm lo bảo đảm an sinh xã hội, phấn đấu hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2023, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu NQĐH Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng tỉnh Hòa Bình đạt mức phát triển trung bình khá của cả nước. 


Lê Chung


Các tin khác


 "Đồng hành cùng doanh nghiệp, người nông dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn”

(HBĐT) - Tại huyện Mộc Châu, Học viện Nông nghiệp Việt Nam vừa tổ chức hội nghị "Đồng hành cùng doanh nghiệp, người nông dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn”.

Triển vọng trồng cây gai xanh ở vùng cao Đà Bắc

(HBĐT) - Hai năm trước, cây gai xanh lần đầu tiên được trồng thử nghiệm ở huyện Đà Bắc với gần 20 hộ tham gia trồng, diện tích khoảng 8 ha. Đến nay, mô hình trồng gai xanh đem lại hiệu quả kinh tế khá, là hướng đi triển vọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở huyện vùng cao này.

Hỗ trợ sản xuất theo chuỗi - cơ hội cho hợp tác xã ngành hàng cá phát triển

(HBĐT) - Hiện nay, sản xuất theo chuỗi giá trị đang là lựa chọn số một của ngành nông nghiệp nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển bền vững. Bắt kịp xu thế đó, với tiềm năng, lợi thế vùng lòng hồ sông Đà, Liên minh HTX tỉnh đã đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ các HTX xây dựng mô hình theo chuỗi giá trị đối với ngành hàng cá, qua đó góp phần nâng cao giá trị sản phẩm "cá sông Đà" trên thị trường.

"Kích hoạt" công tác xuất khẩu lao động trong tình hình mới

(HBĐT) - Năm 2022, toàn tỉnh có 720 lao động được tuyển dụng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, vượt 240% kế hoạch năm. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), kết quả đạt được chưa bền vững, số lượng lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài còn thấp so với trung bình cả nước. Đồng thời, công tác tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động (XKLĐ) còn gặp khó. Tháo gỡ những nút thắt trong xuất khẩu lao động

Xuất khẩu rau quả: Tiềm năng từ thị trường tỷ dân

Kể từ khi mở cửa từ đầu năm nay, Trung Quốc vẫn được đánh giá là thị trường tỷ dân đầy tiềm năng của rau quả Việt Nam.

Huyện Mai Châu: Lấy ý kiến của Nhân dân về thực hiện dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

(HBĐT) - Ngày 16/3, UB MTTQ huyện Mai Châu tổ chức hội nghị lấy ý kiến của Nhân dân xã Tân Thành, Sơn Thủy về thực hiện dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Sơn La). Dự hội nghị có đại diện MTTQ tỉnh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh và hơn 300 hộ dân của 4 xóm thuộc xã Tân Thành, đại diện xã Sơn Thủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục