(HBĐT) - Năm 2023, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) tiếp tục huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng, cải tạo và nâng cấp hạ tầng lưới điện. Qua đó, nâng cao chất lượng điện năng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sử dụng điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.


Những năm qua, hạ tầng lưới điện trên địa bàn tỉnh được đầu tư, cải tạo, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Ảnh chụp tại xóm Búm, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn).

Những năm trước đây, hệ thống lưới điện trên địa bàn xóm Búm, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) chất lượng điện năng chưa đảm bảo. Tuy nhiên, với sự đầu tư, nâng cấp của ngành Điện, hạ tầng lưới điện ở xóm Búm đã được cải thiện đáng kể. Ông Bùi Văn Đăng, người dân xóm Búm chia sẻ: Khi chưa được cải tạo, nâng cấp thì vào những khung giờ cao điểm, điện rất yếu, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người dân. Đến nay, chất lượng điện năng đã tốt hơn trước rất nhiều, đảm bảo đủ điện để phục vụ sinh hoạt, giải trí cũng như các hoạt động sản xuất khác.

Cũng như xóm Búm, trước đây, chất lượng điện trên địa bàn xã Gia Mô (Tân Lạc) chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân do trạm biến áp quá tải. Trong đó, một số khu vực thuộc xóm Gia Phú thường xuyên bị mất điện trong các khung giờ cao điểm. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, trên địa bàn xã vùng sâu này đã được đầu tư thêm trạm biến áp nên chất lượng điện năng đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu phục vụ sinh hoạt và sản xuất của người dân. Theo lãnh đạo PC Hòa Bình, những năm qua, công ty đã tập trung các nguồn lực để đầu tư xây dựng mới, cũng như cải tạo, nâng cấp lưới điện ở các khu vực chất lượng điện áp thấp; nâng cấp và xây dựng mới trạm biến áp ở các khu vực non tải, quá tải, bán kính cấp điện xa. Bên cạnh đó, chú trọng nâng cấp hạ tầng lưới điện để phục vụ phát triển các khu công nghiệp, nhất là trên địa bàn huyện Lương Sơn, thành phố Hòa Bình. 

Đồng chí Lương Văn Phương, Phó Giám đốc PC Hòa Bình cho biết: Trong giai đoạn 2016 - 2020, công ty đã đầu tư xây dựng trên 400 công trình với tổng số vốn trên 700 tỷ đồng; gần 200 tỷ đồng cho các dự án sửa chữa lớn, trên 200 hạng mục công trình và hàng chục tỷ đồng cho các dự án sửa chữa thường xuyên. Hai năm trở lại đây, công tác đầu tư, xây dựng hạ tầng lưới điện tiếp tục được đẩy mạnh với hàng trăm trạm biến áp được cấy mới ở các khu vực có chất lượng điện  áp thấp, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. 

Riêng trong năm 2022, công ty đã triển khai các dự án đầu tư xây dựng lưới điện trung, hạ thế với kinh phí gần 200 tỷ đồng. Thông qua các dự án đầu tư xây dựng đã có 107,8 km đường dây trung thế được đầu tư và cải tạo, 156 trạm biến áp xây dựng mới và thay thế với tổng công suất 24.160 kVA, lắp đặt mới 19 bộ thiết bị đóng cắt trên lưới điện trung áp. Cải tạo và xây dựng mới 79,2 km đường dây hạ thế. Lắp đặt mới 1 MBA 110 kV công suất 40 MVA, nâng công suất 1 MBA từ 40 MVA lên 63 MVA. Qua đó, nâng cao chất lượng cung ứng điện, đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định.

Đồng chí Lương Văn Phương, Phó Giám đốc PC Hòa Bình cho biết thêm, thời gian tới, công ty tiếp tục chú trọng đầu tư xây dựng để nâng cao chất lượng điện năng. Năm 2023, PC Hòa Bình sẽ triển khai 5 dự án đầu tư xây dựng với kinh phí trên 55 tỷ đồng. Trong đó, xây dựng mới các trạm biến áp phân phối và một số đường dây 35 kV, 0,4 kV khu vực Tân Lạc, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Mai Châu, Cao Phong, Lương Sơn, Kim Bôi, dự kiến hoàn thành trong quý I/2023. Triển khai tự động hóa mạch vòng lưới điện trung áp khu vực tỉnh Hòa Bình năm 2023, dự kiến hoàn thành trong quý II/2023. 

Từ đẩy mạnh đầu tư, cải tạo hạ tầng lưới điện, có thể thấy, những năm qua, chất lượng điện năng trên địa bàn tỉnh đã được cải thiện đáng kể. Đây sẽ là động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh.

 
Viết Đào

Các tin khác


 "Đồng hành cùng doanh nghiệp, người nông dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn”

(HBĐT) - Tại huyện Mộc Châu, Học viện Nông nghiệp Việt Nam vừa tổ chức hội nghị "Đồng hành cùng doanh nghiệp, người nông dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn”.

Triển vọng trồng cây gai xanh ở vùng cao Đà Bắc

(HBĐT) - Hai năm trước, cây gai xanh lần đầu tiên được trồng thử nghiệm ở huyện Đà Bắc với gần 20 hộ tham gia trồng, diện tích khoảng 8 ha. Đến nay, mô hình trồng gai xanh đem lại hiệu quả kinh tế khá, là hướng đi triển vọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở huyện vùng cao này.

Hỗ trợ sản xuất theo chuỗi - cơ hội cho hợp tác xã ngành hàng cá phát triển

(HBĐT) - Hiện nay, sản xuất theo chuỗi giá trị đang là lựa chọn số một của ngành nông nghiệp nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển bền vững. Bắt kịp xu thế đó, với tiềm năng, lợi thế vùng lòng hồ sông Đà, Liên minh HTX tỉnh đã đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ các HTX xây dựng mô hình theo chuỗi giá trị đối với ngành hàng cá, qua đó góp phần nâng cao giá trị sản phẩm "cá sông Đà" trên thị trường.

"Kích hoạt" công tác xuất khẩu lao động trong tình hình mới

(HBĐT) - Năm 2022, toàn tỉnh có 720 lao động được tuyển dụng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, vượt 240% kế hoạch năm. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), kết quả đạt được chưa bền vững, số lượng lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài còn thấp so với trung bình cả nước. Đồng thời, công tác tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động (XKLĐ) còn gặp khó. Tháo gỡ những nút thắt trong xuất khẩu lao động

Xuất khẩu rau quả: Tiềm năng từ thị trường tỷ dân

Kể từ khi mở cửa từ đầu năm nay, Trung Quốc vẫn được đánh giá là thị trường tỷ dân đầy tiềm năng của rau quả Việt Nam.

Huyện Mai Châu: Lấy ý kiến của Nhân dân về thực hiện dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

(HBĐT) - Ngày 16/3, UB MTTQ huyện Mai Châu tổ chức hội nghị lấy ý kiến của Nhân dân xã Tân Thành, Sơn Thủy về thực hiện dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Sơn La). Dự hội nghị có đại diện MTTQ tỉnh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh và hơn 300 hộ dân của 4 xóm thuộc xã Tân Thành, đại diện xã Sơn Thủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục