Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.


Mô hình liên kết trồng ớt tại xã Đa Phúc (Yên Thủy) cho hiệu quả kinh tế cao.

Xã Đa Phúc cách trung tâm huyện 8 km, diện tích tự nhiên gần 2.740 ha, gồm 10 xóm, 1.580 hộ với 6.394 nhân khẩu, dân tộc Mường chiếm 98%. Thời điểm bắt đầu xây dựng NTM, xã gặp không ít khó khăn do xuất phát điểm thấp, một bộ phận người dân chưa nhận thức đầy đủ về chương trình xây dựng NTM; tỷ lệ hộ nghèo cao, thu nhập của người dân chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, bình quân đầu người thấp; chưa có nhiều mô hình phát triển sản xuất; hệ thống cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện..., vì vậy, việc huy động sức dân trong xây dựng NTM có nhiều hạn chế.

Đồng chí Bùi Thị Vân, Chủ tịch UBND xã Đa Phúc chia sẻ: "Trước những khó khăn đó, xác định xây dựng NTM chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư đồng lòng xây dựng xóm, thôn, làng xã ngày càng khang trang, sạch đẹp, an toàn; KT-XH, quốc phòng - an ninh phát triển toàn diện.Do vậy, để thực hiện thành công, chúng tôi đẩy mạnh tuyên truyền cho nhân dân nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của chương trình xây dựng NTM gắn với thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

Sau khi quy hoạch và đề án xây dựng NTM được phê duyệt, xã đã xây dựng chương trình, kế hoạch, lộ trình, lựa chọn các tiêu chí ưu tiên tổ chức thực hiện, lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia khác. Đảng ủy xã ban hành nghị quyết về việc lãnh đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM xã. Phối hợp các cơ quan chuyên môn của huyện lựa chọn, ưu tiên thực hiện các công trình trọng điểm thúc đẩy phát triển KT-XH như: xây dựng cơ sở vật chất văn hóa, đường giao thông, thủy lợi… Đến nay, 100% trục đường xã, liên xã được cứng hóa, đường liên thôn, đường thôn được bê tông, nhựa hóa, cứng hóa hơn 85%, đường trục chính nội đồng được cứng hóa gần 75%. Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới, tiêu chủ động đạt trên 84%. Hệ thống điện được đầu tư xây dựng, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất đảm bảo an toàn, ổn định đạt 100%.

Thu nhập là một trong những tiêu chí khó trong xây dựng NTM. Năm 2019, thu nhập bình quân đầu người của xã mới đạt 22 triệu đồng. Để giải được bài toán này, Đảng bộ, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội xã tập trung chỉ đạo, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình gắn với kinh tế hợp tác, xây dựng nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo hàng năm. Hiện xã có 1 mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm mía nguyên liệu, quy mô 200 ha với nhà máy mía đường Việt Nam - Đài Loan; 1 mô hình liên kết mía nguyên liệu với nhà máy mía đường Lam Sơn (Thanh Hóa), diện tích 80 ha. Ngoài ra, xã đang triển khai mô hình liên kết tiêu thụ ớt, chanh leo, xoài và cây dược liệu quy mô khoảng 20 ha. Trên địa bàn có trà túi lọc cà gai leo, na Thái được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Từ đó, thu nhập bình quân được nâng lên, năm 2023 đạt 42,68 triệu đồng/người. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều còn 11,8%, thấp hơn 1,2% so với tiêu chí.

Với quyết tâm chính trị cao, xã Đa Phúc đã huy động được 188,35 tỷ đồng xây dựng NTM, trong đó, ngân sách T.Ư hơn 18,4 tỷ đồng, ngân sách huyện, xã trên 105,8 tỷ đồng, nguồn huy động từ nhân dân trên 10,5 tỷ đồng, vốn lồng ghép 53,4 tỷ đồng...

Xã Đa Phúc đạt chuẩn NTM là minh chứng cho tinh thần đoàn kết, sáng tạo của cán bộ, đảng viên và nhân dân địa phương trong việc khắc phục khó khăn, nỗ lực vượt qua thử thách, chung sức, đồng lòng cùng hiện thực hóa xây dựng quê hương giàu đẹp.

Xuân Thiên

(Trung tâm VH - TT&TT huyện Yên Thủy)


Các tin khác


Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Đoàn đại biểu người có uy tín tỉnh tham quan, trao đổi kinh nghiệm tại các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn

Ban Dân tộc tỉnh đã tổ chức đoàn đại biểu người có uy tín gặp mặt lãnh đạo tỉnh và đi tham quan, trao đổi kinh nghiệm tại các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn từ ngày 9/4 - 11/4. Đoàn gồm 42 người, trong đó 32 người có uy tín, 10 cán bộ phục vụ. Đây là nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Dự buổi gặp mặt đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục