Nhiều người muốn vay vốn ngân hàng (NH) đang lên ruột vì họ đã tính toán chuyện làm ăn trên cơ sở hứa cho vay nhưng nay thì NH lại lắc đầu. Có nhiều lý do, trong đó NH ngại cho vay vì lãi suất cho vay quá thấp.

NH cho biết đã trả lãi huy động 10,5%/năm, chi phí cho vay 3%, lãi suất cho vay phải 14-15% mới đủ sở hụi. Trong khi đó, NH Nhà nước quy định chỉ được cho vay tối đa 12%/năm nên NH khó cho vay.

Hứa nhưng không cho vay

Bỏ trần lãi suất đâu khó

Nhiều chuyên gia NH nói rằng không cần đến sửa luật, có thể vận dụng nghị quyết 30 của Chính phủ như đã áp dụng với trường hợp vay tiêu dùng để mở rộng phạm vi cho vay thỏa thuận. Bởi vì nghị quyết Chính phủ cho phép áp dụng với các dự án hiệu quả chứ không thu hẹp trong cho vay tiêu dùng. Các chuyên gia này cho rằng cả NH và doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ, thêm khó nếu chờ đến khi sửa luật.

Ông X., giám đốc công ty xây dựng, cho biết vừa đáo hạn khoản vay 4 tỉ đồng, NH hứa sẽ cho vay trở lại nhưng lại không giữ lời hứa. Ông cho biết khoản vay lại chỉ bằng 1/4 khoản nợ vừa trả nhưng cũng không được vay.

Một công ty quảng cáo được một NH cổ phần lớn chấp thuận cho vay để mua xe phục vụ kinh doanh, doanh nghiệp trả trước 30% giá trị xe. Do NH chấp thuận cho vay nên bên bán xe đã hoàn tất thủ tục đăng ký xe cho bên mua.

Tuy nhiên sau đó NH lại báo không đủ điều kiện để vay, buộc doanh nghiệp phải thanh lý xe để thanh toán nợ còn lại cho bên bán xe, chịu thiệt hàng trăm triệu đồng.

Nhiều doanh nghiệp cho biết do thời điểm cuối năm, nhu cầu vốn để thanh toán nợ, tiền lương, thưởng tăng cao, do vậy việc NH từ chối cho vay ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất kinh doanh.

Để có vốn, có doanh nghiệp nhỏ phải vay tại thị trường chợ đen với lãi suất lên đến 5%/tháng (60%/năm). Một số khác chấp nhận vay vốn của NH với rất nhiều điều khoản thiệt thòi. Như giám đốc một công ty điện tử tại Bình Chánh (TP.HCM) cho biết vay vốn VND nhưng NH lại giải ngân bằng vàng.

Vay 3 tỉ đồng, NH căn cứ vào giá vàng ngày 29-1 là 26,43 triệu đồng/lượng để giải ngân bằng vàng nhưng tính lãi suất đến 18%/năm. Vay vốn theo dạng này doanh nghiệp thiệt đơn thiệt kép do chịu chênh lệch khi bán/mua vàng. Để giảm bớt rủi ro khi giá vàng biến động, NH cho vay chưa đến 30% giá trị tài sản thế chấp. Một số NH thì lách trần lãi suất bằng cách chuyển hồ sơ vay của doanh nghiệp sang vay dưới dạng cá nhân để được thỏa thuận lãi suất, lên đến 18%/năm, có trường hợp 20%/năm.

Vì sao không cho vay?

Thực trạng tắc vốn đã được nhiều NH nêu ra tại cuộc họp tổng kết ngành NH trên địa bàn TP.HCM. Đại diện một số NH khẳng định hoạt động cho vay bị thu hẹp do lãi suất đầu vào tăng trong khi đầu ra lại không được tăng.

Ông Nguyễn Xuân Cảnh - giám đốc Agribank chi nhánh TP.HCM - cho biết vốn huy động không nhiều. Với trần lãi suất huy động 10,5%/năm, để tương ứng với trần lãi suất cho vay 12%/năm thì tiết kiệm không thể cạnh tranh với các kênh đầu tư khác. Ông Lê Văn Phú, phó tổng giám đốc Indovina Bank, cho biết NH chủ trương hạn chế cho vay do tình hình huy động vốn không còn được như trước, đặc biệt là khi thị trường đang tồn tại tình trạng hai giá, ngoài mức trần đã quy định trong huy động và cho vay.

Tình trạng khép cửa cho vay ngày càng phổ biến khi một số NH chuyển sang thu phí để lách trần lãi suất đã bị “thổi còi”. Theo một số NH, thực chất phí cũng là lãi suất, vì lãi suất bị khống chế nên phải né qua phí. Cấm thu thì NH bán vốn không thu đủ chi phí, nên tốt nhất là giảm bớt cho vay.

Ngoài lý do lãi suất không hợp lý còn có nguyên nhân NH đã cho vay quá nhiều, vượt cả vốn huy động của dân và doanh nghiệp, phần cho vay vượt chủ yếu là đi vay từ các NH bạn, vì thế nay phải thu hồi dần để trả nợ.

Ở những NH lớn, có nguồn vốn dồi dào, do lãi suất cho vay không còn hấp dẫn, có thời điểm thay vì cho doanh nghiệp và người dân vay đã chuyển sang cho vay trên thị trường liên NH để giảm thiểu rủi ro mà có lãi chấp nhận được.

Khẩu vị rủi ro

Nhiều NH nói rằng việc kéo dài trần lãi suất đang khiến nguồn lực xã hội bị phân bổ không hợp lý. Khi cho vay theo trần lãi suất 12%/năm, khoảng cách giữa lãi suất huy động và cho vay quá nhỏ nên NH phải cho vay ở mức cao nhất cho tất cả các khách hàng. Như vậy, không còn chính sách ưu đãi cho khách hàng tốt hoặc ngành hàng ưu tiên. Thay vào đó, NH sẽ tập trung cho vay tiêu dùng vì được áp dụng lãi suất thỏa thuận, vì thế dư nợ cho vay tiêu dùng tăng mạnh.

Một lãnh đạo NH cổ phần nói rằng việc áp dụng một mức lãi suất cho vay khiến NH không thể định hướng dòng vốn có lợi cho mục tiêu phát triển kinh tế. Trên thực tế, mỗi ngành nghề kinh doanh có mức độ rủi ro khác nhau, buôn bán có lãi cao hơn sản xuất. Vì thế, lãi suất cho vay kinh doanh phải cao hơn và đó là chính sách mà tất cả các NH đều áp dụng. Những đơn vị lớn như Vinamilk, Công ty CP cơ điện lạnh REE... thì không thể cho vay theo lãi suất trần 12%, phải ưu tiên lãi suất dưới 10%/năm.

Thế nhưng, hiện nay NH khó thực hiện ưu đãi này vì không thể lấy cái cao bù cái thấp. Nếu trả lại quyền định đoạt lãi suất, NH sẽ cho vay tiêu dùng, nhập khẩu hàng tiêu dùng thật cao, lấy lãi cao để bù đắp rủi ro và cho vay sản xuất với lãi suất thấp.

Ông Trần Văn Vĩnh, tổng giám đốc NH Phương Đông, nói việc duy trì trần lãi suất 12%/năm là đánh đồng lãi suất cho vay sẽ khuyến khích khách hàng có độ rủi ro cao đi vay nhiều hơn.

                                                                              Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục