Năm 2010, thị trường tài chính còn diễn biến phức tạp, đòi hỏi chính sách tiền tệ phải phù hợp với giai đoạn mới. Nhân dịp đầu Xuân Canh Dần, phóng viên Báo NLĐ đã phỏng vấn PGS – TS Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia

Phóng viên: Thưa ông, một trong những thách thức của kinh tế VN là gói kích thích kinh tế bị cắt giảm, kiểm soát bội chi ngân sách..., nên chính sách lãi suất phải thay đổi?

- PGS – TS Trần Hoàng Ngân: Năm 2010, kiểm soát bội chi ngân sách (năm 2009 bội chi ngân sách lên đến 7% GDP là quá cao), gói hỗ trợ lãi suất bị cắt giảm, một số phản ứng phụ từ việc hỗ trợ lãi suất của năm 2009 còn tác động đến thị trường... là những vấn đề lớn của kinh tế VN. Điều này đòi hỏi chính sách về lãi suất, tỉ giá, các công cụ can thiệp thị trường tiền tệ phải thay đổi...để thích ứng với tình hình mới. Trong khi đó, việc điều hành lãi suất thị trường theo lãi suất cơ bản chỉ thích hợp với thời kỳ kiểm soát lạm phát, ngăn chặn suy giảm kinh tế.Vì thế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nên lấy lãi suất chiết khấu, lãi suất tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở, dự trữ bắt buộc... để điều hành cung tiền; từ đó tác động đến lãi suất thị trường. Còn lãi suất cơ bản chỉ là thông số để NHNN định hướng thị trường.


- Theo ông, NHNN cần thay đổi cơ chế điều hành lãi suất theo chiều hướng nào?

- Theo tôi, cơ chế điều hành lãi suất mới thực hiện theo hướng NHNN quy định trần lãi suất tiền gửi ngang bằng với lãi suất mà các NH thế chấp giấy tờ có giá để vay vốn từ NHNN, mức lãi suất tối đa có thể chấp nhận được là 12%/năm (hiện lãi suất trần 10,5%/năm do Hiệp hội NH quy định). Khi lãi suất huy động vốn gần đụng trần, NHNN không nên để tình trạng đó tồn tại quá lâu, phải giải quyết nhanh bằng cách bơm tiền cho các NH thương mại cần vốn. Hiện nay, NHNN đã đủ lực can thiệp thông qua thị trường mở vì số tiền của giấy tờ có giá đã lên tới 140.000 tỉ đồng, nên việc bơm tiền ra hay rút tiền rất dễ dàng, tác động tích cực đến cung tiền trong lưu thông.


Khi lãi suất tiết kiệm chạm trần, ngân hàng Nhà nước nhanh chóng bơm tiền cho ngân hàng thương mại cần vốn. Ảnh: H.Thúy



Với biên độ 3%, các NH thương mại nâng tỉ giá trần lên 19.100 đồng/USD đã kéo tỉ giá USD/VNĐ trong và ngoài NH chỉ còn cách biệt nhau 200- 300 đồng/USD là kinh tế vĩ mô có thể chấp nhận được. Doanh nghiệp sẽ thận trọng hơn khi mua USD để nhập khẩu hàng hóa, máy móc thiết bị, phù hợp với chủ trương hạn chế nhập siêu của Nhà nước. Doanh nghiệp sẽ chấm dứt tình trạng găm giữ ngoại tệ. USD sẽ lưu thông nhiều hơn, giảm bớt căng thẳng cung - cầu ngoại tệ. Mặt khác, các NH có thể thu hút mỗi năm từ  6- 8 tỉ USD từ nguồn kiều hối, chấm dứt tình trạng giao dịch USD lòng vòng thông qua euro, xóa bỏ dần kỳ vọng tỉ giá tiếp tục tăng, ảnh hưởng không tốt đến kinh tế vĩ mô.

Đối với lãi suất đầu ra, NHNN nên áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận. NH thương mại nào huy động vốn giá thấp sẽ cho vay với lãi suất mềm hơn và ngược lại. Tương tự, tùy thuộc vào đối tượng khách hàng mà NH thương mại đưa ra các chính sách ưu đãi về lãi suất cho vay. Từ đó, việc áp dụng lãi suất cho vay thỏa thuận sẽ làm tăng độ an toàn tín dụng, đồng thời loại bỏ được những cơ chế bất hợp lý về lãi suất cho vay tiêu dùng, cho vay thông qua việc phát hành thẻ...


Tuy nhiên, NHNN cần điều hành lãi suất giảm dần để hỗ trợ kinh tế phát triển, không cần phải chờ đợi chỉnh sửa những quy định về lãi suất cơ bản tại Bộ Luật Dân sự. Hằng tuần, NHNN căn cứ lãi suất cho vay bình quân của 5 NH thương mại hàng đầu làm tham chiếu lãi suất cơ bản. Trên cơ sở đó, Bộ Luật Dân sự sẽ “tính sổ” đối tượng cho vay nặng lãi.


- Việc NHNN điều chỉnh tỉ giá liên NH, quy định lãi suất tiền gửi USD tối đa của các tổ chức kinh tế tại NH chỉ 1%/năm tác động thế nào đến kinh tế vĩ mô?

- NHNN tăng mạnh tỉ giá liên NH thêm 603 đồng/USD lên mức 18.544 đồng/USD vào thời điểm giáp Tết Nguyên đán (ngày 11-2) là phù hợp với tình hình USD trên thị trường quốc tế đang tăng giá. Điều này cho thấy tỉ giá hối đoái khó có thể thay đổi trong thời gian tới. Việc khống chế lãi suất trần tiền gửi USD của doanh nghiệp khiến chênh lệch lãi suất giữa USD với lãi suất VNĐ quá lớn buộc các tổ chức kinh tế phải bán USD cho NH, giảm thiểu hiện tượng đầu cơ ngoại tệ.


Tuy nhiên, để ổn định kinh tế vĩ mô đòi hỏi tỉ giá hối đoái phải ổn định. Trong khi tại VN, một trong những yếu tố thường tác động đến tỉ giá là giá vàng. Khi giá vàng thế giới giảm nhưng giá vàng trong nước không giảm sẽ tạo áp lực làm tăng tỉ giá USD/VNĐ. Do đó, NHNN cần thường xuyên yêu cầu các doanh nghiệp và NH mạnh tay bán vàng, đồng thời hỗ trợ các đơn vị này nhập khẩu vàng để kéo giá vàng trong nước giảm về sát giá vàng thế giới. Khi đó tỉ giá sẽ được kiềm chế và có thể đi xuống.

 

 

 

                            Theo NLĐ

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục