Ngày 21.2, mặc dù lượng hàng hóa về các chợ đầu mối tăng dần, hầu hết siêu thị đã hoạt động trở lại, song giá bán lẻ các mặt hàng rau củ quả, thực phẩm tươi sống vẫn tăng cao.

Chợ tăng hơn siêu thị

Ngày 21.2 (mùng 8 tết), người nội chợ vẫn ngỡ ngàng vì giá cả hàng hoá - nhất là rau quả tươi, thực phẩm tươi sống và hải sản vẫn... cao ngất. Dù nhiều chợ đã có người bán hàng trở lại, song nhiều chợ cóc, chợ tạm, tại các khu dân cư vẫn tự phát mọc lên.

Chính vì thế mà mỗi nơi một giá. "Nóng" nhất là nhóm hàng thực phẩm tươi sống, đặc biệt là hải sản như tôm, cua, cá và các loại rau xanh... nhiều khu vực tăng  gấp 3-4 lần ngày thường. Tại chợ Hôm - Đức Viên (Hà Nội), cá quả (loại 1,5kg trở lên) giá 180.000 - 200.000đ/kg; cá trắm đen giá 350.000đ/kg. Tôm sú giá từ 300.000 - 350.000đ/kg; cua biển giá 400.000 - 450.000đ/kg... Một số loại hải sản nấu lẩu như ngao, sò huyết, hàu, cá chình... cũng đội giá lên vào chục nghìn/kg.

Nhiều NTD cho biết, mặc dù chấp nhận mua giá cao vì biết là sau tết giá cả thực phẩm và rau xanh thường tăng cao; tuy nhiên, việc tăng quá cao và bất thường thì thật... khó tin. Chị Hồng Anh (Đại Kim - Hà Nội) cho biết: "Nếu như trước tết, thịt bò thăn giá chỉ khoảng 140.000-150.000đ/kg thì chỉ sau mấy ngày tết, giá đã lên tới 200.000đ/kg; thịt bò mông giá 180.000đ/kg; thịt gà cũng đứng ở mức giá 120.000đ/kg. Ngay cả rau xanh cũng tăng giá hằng ngày, một bó rau muống giá 5.000đ ngày mùng 5 tết, đến mùng 8 tết giá là 10.000đ... Thắc mắc thì được người bán lý giải: "Rau xanh đang khan hàng. Hơn nữa, thời tiết lạnh, nghỉ tết dài, chẳng ai xuống ruộng hái rau đâu".

Trong khi đó tại TPHCM, bà Nguyễn Thanh Hà - Phó Giám đốc Cty quản lý và kinh doanh chợ đầu mối Tam Bình - Thủ Đức - cho biết: "Năm nay tuy nghỉ  tết kéo dài, nhưng lượng thực phẩm về chợ đầu mối lại sớm hơn mọi năm. Đến mồng 5 tết, lượng hàng về chợ đã tăng lên 1.600 tấn/đêm và hiện nay dần ổn định ở mức khoảng 2.000 tấn/đêm. Trong số này, 50% lượng hàng nhập về chợ là các loại rau, củ, quả. So mức bình quân của các ngày trong năm với lượng hàng về chợ dao động từ 2.200 - 2.800 tấn/đêm, lượng hàng hiện nay đang dần ổn định. Do vậy, giá các mặt hàng đã giảm nhiều so với những ngày giáp tết, như khổ qua đã giảm 8.000 - 10.000 đồng/kg - còn 12.000 đồng/kg. Các loại rau, cải xanh biến động tăng - giảm ở mức chỉ 1.000 - 2.000 đồng/kg so với ngày thường".
 
Song song đó, bà Lê Quang Thục Quỳnh - Giám đốc tiếp thị hệ thống siêu thị Co.op mart - cũng cho biết, từ ngày 19.2, hệ thống siêu thị Co.op mart đã tiếp tục hoạt động kinh doanh như bình thường, từ 8 - 22 giờ mỗi ngày với lượng hàng phong phú, giá ổn định.

Thế nhưng, khảo sát tình hình tại các chợ bán lẻ ở TPHCM, số sạp chợ kinh doanh trở lại vẫn chưa nhiều, một số sạp tuy kinh doanh trở lại, nhưng chỉ bán buổi sáng. Vì thế, giá các loại hàng thực phẩm tươi sống vẫn cao. Thậm chí, một số mặt hàng giá còn cao hơn những ngày giáp tết. Đặc biệt, riêng các loại trái cây vẫn chưa hạ giá trở lại,  đứng ở mức cao hơn ngày thường 5.000 - 30.000đ/kg do các nhà vườn chưa hái trái nhiều, trong khi nhu cầu hoa quả để viếng chùa trong tháng giêng đang tăng mạnh.

Theo các tiểu thương, nhiều khả năng tình hình rau củ quả và trái cây sẽ còn đứng giá cao đến hết tháng giêng và khó có thể "hạ nhiệt" trở lại bằng mức giá sau tết. Bởi theo lý giải của các tiểu thương, hết tháng giêng tuy nhu cầu rau củ quả, trái cây do ăn chay, đi viếng chùa giảm bớt nhưng chi phí vận chuyển hàng về các chợ sẽ tăng lên do ảnh hưởng giá xăng dầu tăng thêm hơn 500 đồng/lít từ ngày 21.2.

Nhiều dịch vụ "té nước theo mưa"

Không chỉ thực phẩm, rau xanh, sau tết các quán hàng ăn uống, nhất là các quán phở, bún, miến, giải khát... đặc biệt đắt khách, giá đã tăng gấp đôi so với ngày thường. Tại phủ Tây Hồ, khách thập phương đi lễ đầu năm bị các hàng quán hai bên đường vào phủ "chặt" đẹp, 30.000đ/bát phở (hoặc bún), 50.000 - 100.000đ/đĩa bánh tôm. Lý giải cho việc tăng giá này, nhiều chủ cửa hàng cho biết, giá nguyên liệu chế biến đều tăng, nhân viên phục vụ... cũng về hết nên tiền công tăng, tính luôn vào giá bán.

Chưa kể, đến các khu vực chùa chiền những ngày này, người dân còn chịu cảnh giá trông giữ xe thi nhau tăng vọt, mỗi nơi một giá, thấp thì 5.000đ/xe máy/lượt; cao lên tới 20.000đ/xe máy, 50.000đ/ôtô. Tại các điểm như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Bờ Hồ, công viên Lênin, khu vực chùa Quán Sứ... giá trông xe bình quân tăng gấp 2 lần so với bình thường và phổ biến 5.000 - 10.000đ/xe máy, có những nơi lên đến 20.000đ/xe máy, ôtô 50.000đ/chiếc. Trong khi đó, theo quy định, giá trông xe máy ban ngày là 2.000đ/lượt, xe đạp 1.000đ/lượt.

Một số dịch vụ khác như đổi tiền lẻ 10 "ăn" 7 (đổi 100.000đ tiền chẵn, được 70.000đ tiền lẻ); viết sớ tăng 5.000đ/lá... Các quán giải khát bán càphê, trà, chủ quán không tăng giá đồ uống mà tính thêm phí dịch vụ từ 20.000 - 30.000đ/người.

Theo ghi nhận của phóng viên Lao Động thì dường như đây là thực tế khó tránh khỏi, khi mà hầu hết các loại hình siêu thị, cửa hàng, dịch vụ... đều chưa hoạt động trở lại nhiều. Số ít đã hoạt động thì chỉ đáp ứng được một lượng nhỏ nhu cầu của NTD. Theo các chuyên gia về giá cả, dịp tết năm nay giá cả "leo thang" hơn mọi năm là do nghỉ tết dài, nguồn cung dù đang tăng dần nhưng vẫn còn chưa thoát khỏi sự khan hiếm cục bộ.

Chắc chắn, từ nay đến rằm tháng giêng, giá cả sẽ còn tăng cao dù trước tết. Hiện các địa phương tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng chuẩn bị đủ hàng hóa dự trữ, ngăn chặn tình trạng tăng giá sau Tết Nguyên đán.

                                                                               Theo Báo Laodong

Các tin khác


Giá vàng sáng 20/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 20/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương 2021 - 2025

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 312/QĐ-TTg về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các dự án trong nội bộ của bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.

Tháo gỡ vướng mắc đường liên kết vùng

Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) là dự án giao thông trọng điểm của tỉnh, khi hoàn thành mở ra cơ hội rất lớn kết nối thông thương, khai thác tiềm năng, lợi thế, phát triển đô thị, dịch vụ. Với ý nghĩa quan trọng đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), chuyển đổi đất rừng, đất lúa, đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Hiệu quả từ tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện

Sử dụng tiết kiệm điện đem lại lợi ích "kép”, giúp giảm áp lực cấp điện trong bối cảnh cung cấp điện gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt giúp chúng ta giảm chi phí sử dụng điện, nhất là trong mùa nắng nóng khi nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến.

Giá vàng sáng 19/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 19/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82,1 - 84,12 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra). Giá vàng nhẫn công ty này niêm yết ở mức 74,7 -76,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Xã Đồng Ruộng tìm hướng thoát nghèo từ nuôi dê

Thực hiện công tác giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời gian qua, nhiều hộ trên địa bàn xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) đã phát triển, nhân rộng mô hình nuôi dê, đem lại thu nhập đáng kể, giải quyết việc làm, mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục