Được hỗ trợ xi măng, hơn 170 hộ dân ở Đồng Giang đã hoàn thành hơn 3 km đường giao thông nông thôn.

Được hỗ trợ xi măng, hơn 170 hộ dân ở Đồng Giang đã hoàn thành hơn 3 km đường giao thông nông thôn.

(HBĐT) - Về Đồng Giang, xã Dân Hòa, huyện Kỳ Sơn vào những ngày cuối năm, chúng tôi bắt gặp một không khí nhộn nhịp từ trong làng đến ngoài ngõ. Đón tết năm nay, nhân dân đón thêm niềm vui mới bởi con đường liên thôn hơn 3 km của xóm đã hoàn thành bê tông hóa. Đó là kết quả “dân vận khéo” của chi bộ Đảng và sự nỗ lực của hơn 170 hộ dân nơi đây.

 

Ông Bùi Văn Tặng, Bí thư chi bộ xóm cho biết: Cả xóm chỉ có hơn 170 hộ nằm rải rác dọc theo chân núi nên đường giao thông đi lại rất khó khăn. Người dân sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp, cái đói, cái nghèo vẫn là một nỗi ám ảnh thường nhật, vì vậy để huy động người dân bỏ ra một khoản tiền lớn đống góp làm đường không hề đơn giản. Chính cái khó của con đường đã “bó” sự phát triển kinh tế -xã hội của cả xóm. Bà Nguyễn Thị Vân, một hộ dân ở Đồng Giang kể: những năm gần đây, ngoài hai vụ lúa, nhiều hộ gia đình đã tận dụng đất vườn, đồi để trồng sả. Tuy nhiên, cây sả trồng được nhưng khi đem bán bao giờ cũng bị ép giá do đường đi lại khó khăn.  

 

Từ thực tế đó, cấp ủy Đảng, Ban Mặt trận xóm đã chủ động đứng ra vận động nhân dân góp tiền làm đường. Song, cuộc vận động chỉ dừng lại ở mức sửa đường, bởi không nhiều hộ có khả năng đóng góp.  Chỉ đến khi chủ trương bê tông hóa giao thông nông thôn với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm được triển khai thì cuộc vận động làm đường giao thông đã thực sự nhận được sự đồng thuận của người dân.

 

Anh Nguyễn Văn Bộ, Trưởng xóm cho biết: Việc hỗ trợ xi măng của Nhà nước như là một chiếc đòn bẩy để người dân cùng nỗ lực thực hiện. Vì vậy, chỉ trong vòng một tháng, cả lên chương trình thực hiện, cả quyên góp tiền và thi công hơn 3 km đường của xóm đã hoàn tất bê tông hóa với đủ tiêu chuẩn về kích cỡ. Kết quả đó có được là do Đồng Giang đã tổ chức họp dân và phân bổ công khai chỉ tiêu đóng góp cho từng hộ gia đình theo mức chung. Mọi thắc mắc về mức đóng góp đều được xóm giải thích thấu tình, đạt lý. Những thông tin các hộ đóng góp tiền làm đường cũng thường xuyên được cập nhật trên loa phát thanh của xóm. Với những hộ khó khăn, hộ gia đình chính sách, hộ neo đơn các hội, đoàn thể trong xóm cùng đứng ra ủng hộ ngày công đóng góp làm đường. Mặt khác, xóm cấp xi măng, cát sỏi để các hộ trong từng ngõ góp ngày công làm trước từ trong ngõ. Cách làm này tạo sự phấn khởi của người dân bởi đường bê tông đã vào đến cửa ngõ từng nhà. Xóm cũng đã chia ra đội thi công từng đoạn đường cụ thể, từ đó, với đoạn nào thi công không đảm bảo đúng kỹ thuật, xóm yêu cầu tự bỏ xi măng và ngày công để tu sửa lại.  Thường thì khi đường làm đến hộ gia đình nào thì gia đình đó phải có vai trò chính, nếu không có công lao động thì phải lo cơm nước cho đội thi công. Đội thi công cũng thường xuyên được chi hội phụ nữ xóm quan tâm chăm lo cơm nước. Khi là ấm nước, khi là điếu thuốc nhưng càng thắt chặt thêm tình làng, nghĩa xóm.  

 

Những ngày cuối năm, con đường mới càng làm người dân nơi đây thêm phấn khởi. Sáng sớm, những cụ già chống gậy đi bộ dọc theo con đường… niềm vui như càng được nhân lên trong mắt các cụ khi nhìn con cháu đùa vui cắp sách đến trường trên con đường mới khang trang.

                                                                        Phương Linh  

Các tin khác


Tạo sinh kế để người dân bảo vệ rừng

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển lâm nghiệp. Trong những năm qua, nhằm nâng cao giá trị của rừng, Hòa Bình đã ban hành nghị quyết, xây dựng đề án hỗ trợ phát triển kinh tế rừng. Tuy nhiên, với diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được người dân khoanh nuôi bảo vệ chiếm tỷ lệ lớn, trong khi phí khoán bảo vệ và phí dịch vụ môi trường rừng được chi trả thấp khiến nhiều hộ dân chưa thực sự sống được nhờ rừng. Đây là vấn đề đặt ra không chỉ đối với Hòa Bình mà còn là bài toán chung của nhiều tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc hiện nay.

Khó khăn vẫn đeo bám người chăn nuôi

(HBĐT) - Chi phí chăn nuôi tăng, trong khi giá bán vẫn ở mức thấp khiến nhiều người chăn nuôi trâu, bò trong tỉnh gặp khó khăn. Với mức giá hiện nay, người chăn nuôi cần tận dụng các nguồn thức ăn có sẵn để giảm chi phí, tránh thua lỗ.

Huyện Lương Sơn: Giá trị xuất khẩu ước đạt 457 triệu USD

(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Lương Sơn tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nhà đầu tư vào khảo sát, nghiên cứu đề xuất đầu tư. Đến nay, huyện đã thu hút 23 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký trên 307 triệu USD, chiếm 58,9% về dự án và chiếm 49,8% về vốn đăng ký so với toàn tỉnh.

Sản lượng thu hoạch thủy sản ước đạt 9,21 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao, hồ theo định hướng tái cơ cấu ngành.

Kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại địa phương đã được tính đúng, tính đủ, bảo đảm mục tiêu

(HBĐT) - Bộ LĐ-TB&XH có Văn bản số 3619/LĐTBXH-VP, ngày 31/8/2023 về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Tập trung giải ngân các dự án, công trình nguồn vốn đầu tư công

(HBĐT) - Tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công (ĐTC) năm 2023 của tỉnh dự kiến đến hết tháng 9 mới đạt 20% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, thấp so với bình quân cả nước (cả nước 39%). UBND tỉnh chỉ đạo các chủ đầu tư, sở, ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phấn đấu giải ngân đạt trên 90% kế hoạch vốn ĐTC được giao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục