Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

(HBĐT) - Tân Lạc là địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập của người dân còn ở mức thấp. Với sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm vượt qua khó khăn, đảm bảo ổn định và phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT huyện Tân Lạc đã trở thành người bạn đồng hành của doanh nghiệp và bà con nông dân, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

 

Trong công tác huy động vốn, Ngân hàng đã thực hiện phương châm "đi vay để cho vay", nguồn vốn huy động được xác định là yếu tố quyết định đến quy mô đầu tư vốn cho phát triển kinh tế. Để khơi tăng nguồn vốn, ngân hàng đã tăng cường việc tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị dưới nhiều hình thức huy động hấp dẫn phù hợp với tâm lý, thu nhập của khách hàng như: tiết kiệm gửi góp, dự thưởng, khuyến mại bằng vật chất và cơ chế lãi xuất linh hoạt. Ngoài ra, Ngân hàng còn mở rộng dịch vụ hỗ trợ tạo nguồn như dịch vụ chi trả kiều hối, mở tài khoản thanh toán, chuyển tiền nhanh, chuyển tiền điện tử... Nhờ đó nguồn vốn tiếp tục tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Tổng nguồn vốn huy động được trong năm 2009 là 92, 8 tỷ đồng, mức tăng trưởng nguồn vốn là 1, 5 tỷ đồng so với kế hoạch và tăng 19 tỷ đồng so với năm 2008. Nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 47 tỷ đồng, huy động từ các thành phần kinh tế khác là 45 tỷ đồng. 

 

Đánh giá đúng thực trạng nền kinh tế trên địa bàn, Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT huyện Tân Lạc đã chuyển đổi cơ cấu đầu tư cho các thành phần kinh tế. Trong đó, dư nợ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 19, 9 tỷ đồng bằng 11,8% tổng vốn đầu tư; dư nợ cho vay tổ hợp, HTX đạt 1, 8 tỷ bằng 1,1% tổng vốn đầu tư; dư nợ cho vay hộ sản xuất kinh doanh tư nhân, cá thể đạt 147, 2 tỷ đồng bằng 87% tổng vốn đầu tư.

 

Với cơ chế tín dụng và luật thông thoáng như hiện nay, Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT huyện Tân Lạc đã thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương cũng như định hướng của ngành và hoạt động có hiệu quả kịp thời đáp ứng mọi nhu cầu về vốn của nhân dân trên địa bàn. Đặc biệt là đã chuyển đổi cơ cấu tín dụng từ đầu tư manh mún nhỏ lẻ sang việc đầu tư có trọng điểm, theo quy hoạch từng vùng, từng xã của huyện.

 

Dư nợ cho vay các thành phần kinh tế đến cuối năm 2009 tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2008. Dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 82, 9 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 58,2% tổng số nợ vốn thông thường và tăng 14% so với cùng kỳ. Dư nợ cho vay trung, dài hạn đạt 64 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 41,8% tổng dư nợ. Đáng ghi nhận là trong năm qua, số nợ quá hạn còn ở mức 1, 2 tỷ đồng, đã giảm nhiều  so với năm 2008, bởi ngân hàng Nông nghiệp &PTNT Tân Lạc đã thực hiện triệt để việc trích lập quỹ dự phòng và xử lý rủi ro.

 

Nhằm khắc phục tình trạng quá tải trong công tác tín dụng ngân hàng đã chủ động phối hợp với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và các tổ chức đoàn thể khác cho vay thông qua tổ vay vốn. Với hình thức này hộ nông dân tiết kiệm được thời gian, chi phí thuận lợi trong tiếp cận ngân hàng. Từ đó, Ngân hàng đã có điều kiện mở rộng cho vay, tăng trưởng tín dụng. Đến hết năm 2009,  Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT huyện Tân Lạc đã phối hợp với các đoàn thể thành lập được 197 tổ, xúc tiến cho vay được 129 tổ với 4.315 thành viên với số tiền 45.235 triệu đồng.

 

Là đơn vị miền núi, nhưng Ngân hàng huyện vẫn chú trọng đầu tư các trang, thiết bị phục vụ phát triển dịch vụ như: dịch vụ chuyển tiền điện tử, thẻ điện tử toàn quốc và quốc tế, tài khoản thẻ cho sinh viên, dịch vụ thanh toán hóa đơn qua tin nhắn SMS, dịch vụ chuyển tiền và nạp tiền qua điện thoại SMS Banking và dịch vụ VNTopup, dịch vụ thu đổi nội, ngoại tệ... Tiến tới, Ngân hàng sẽ cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng điện tử. Năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT huyện được trang bị một máy ATM, đến nay đã tuyên truyền, vận động được một số cơ quan, đơn vị trả lương thông qua tài khoản. Gần đây, Ngân hàng huyện còn triển khai thực hiện các dịch vụ như: Bảo hiểm bảo an tín dụng, bán bảo hiểm cho các loại xe cơ giới, bảo hiểm con người và các dịch vụ khác nhanh chóng, thuận lợi.

 

Đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh, thể hiện phong cách giao dịch văn minh, lịch sự, phục vụ đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời đáp ứng nhu cầu của khác hàng, ngân hàng Nông nghiệp &PTNT huyện Tân Lạc đã tạo được nền tảng để phát triển bền vững. Thông qua hoạt động của ngân hàng góp phần đắc lực cho việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

 

                                                                                         Thúy Hằng 

                                                                                       

Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục